Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thống nhất một khái niệm thanh tra, không phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành

Kinhtedothi - Sáng 25/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí, Luật Thanh tra (sửa đổi) đã được thông qua. Luật gồm 9 chương, 64 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Theo Luật sửa đổi, hệ thống các cơ quan thanh tra được tổ chức theo 2 cấp gồm: Thanh tra Chính phủ và Thanh tra tỉnh, thành phố (gọi chung là Thanh tra tỉnh).

Bên cạnh đó có các cơ quan thanh tra đặc thù gồm: cơ quan thanh tra trong công an, quân đội, Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Bộ Quốc phòng, Thanh tra Bộ Công an, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan thanh tra khác trong quân đội, Công an Nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của Chính phủ); Thanh tra Cơ yếu; cơ quan thanh tra được thành lập theo điều ước quốc tế.

Tổ chức và hoạt động cụ thể của Thanh tra Cơ yếu và cơ quan thanh tra được thành lập theo theo điều ước quốc tế, luật giao Chính phủ quy định.

Chức năng của cơ quan thanh tra cũng có điểm mới khi bổ sung nhiệm vụ "phòng, chống lãng phí".

Đồng thời, Luật mới quy định thống nhất một khái niệm thanh tra, không phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

Quang cảnh phiên làm việc sáng 25/6 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quochoi.vn

Đáng chú ý, Luật Thanh tra (sửa đổi) đã bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra nhằm tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra và các bộ, ngành, các sở, bảo đảm hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước.

Theo đó, Thanh tra Chính phủ có quyền: “thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của bộ với bộ không có Thanh tra Bộ”; “thanh tra việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của bộ không có Thanh tra bộ”.

Thanh tra Chính phủ thanh tra theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh cử người có chuyên môn nghiệp vụ tham gia đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ khi cần thiết.

Luật cũng bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh: “thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp tỉnh” cho phù hợp với pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương.

Thanh tra tỉnh thanh tra theo đề nghị của giám đốc sở, Chủ tịch UBND cấp xã; đề nghị giám đốc sở, Chủ tịch UBND cấp xã cử công chức có chuyên môn phù hợp tham gia đoàn thanh tra của Thanh tra tỉnh khi cần thiết...

Kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra, chế độ, chính sách với thanh tra viên, luật quy định, kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra do ngân sách Nhà nước bảo đảm... chế độ, chính sách, phụ cấp với thanh tra viên do Chính phủ quy định.

Trước đó, thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, dự thảo Luật quy định thống nhất một khái niệm thanh tra, không phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Tại khoản 1, điều 2 nêu rõ: "Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, kết luận, kiến nghị xử lý của cơ quan thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định".

Khái niệm này đã bao quát toàn bộ hoạt động thanh tra, trong đó có thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các cơ quan hành chính Nhà nước và thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý Nhà nước.

Bên cạnh đó, khái niệm này được kế thừa từ Luật Thanh tra năm 2022 và sửa đổi, hoàn thiện phù hợp với chủ trương, chính sách về thanh tra cũng như thực tiễn của hoạt động thanh tra hiện nay. Trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ và Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra theo trình tự, thủ tục thống nhất được pháp luật quy định và về phương thức cơ bản giống như hiện nay.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

03 Jul, 09:08 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo vận hành chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả với 3 "không để" gồm: Không để người dân, doanh nghiệp nào không được giải quyết thủ tục hành chính hoặc thủ tục kéo dài; không để bất cứ người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc, người bệnh phải được khám chữa bệnh kịp thời, hiệu quả; không để các dự án đang triển khai bị đứt gãy, không có người chịu trách nhiệm, không để lãng phí nguồn lực, bảo đảm thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án lớn.

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

03 Jul, 07:01 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri 17 xã, phường sau Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khoá XV. Hội nghị tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội được thực hiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu các xã, phường.

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

03 Jul, 04:22 PM

Kinhtedothi - Ngày 3/7, giới thiệu những nội dung mới của Luật Cán bộ, công chức tại cuộc họp báo do Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, từ 1/7, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo chất lượng, hiệu quả công việc (KPI).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ