Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những ai không nên uống nước lá sen?

Kinhtedothi - Nước lá sen rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải cũng uống được. Dưới đây là những người không nên uống nước lá sen.

Nước lá sen rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải cũng uống được. Dưới đây là những người không nên uống nước lá sen.

Những người không nên uống nước lá sen là băn khoăn của rất nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Những người không nên uống nước lá sen

Tác dụng của nước lá sen

Theo Đông y, lá sen có vị đắng chat, tính bình. Thời xưa, lá sen tươi là vị thuốc rất thông dụng trong dân gian, dùng để chữa trị các chứng bệnh do thử thấp gây nên như: cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy… Còn lá sen khô, hoặc đã thiêu tồn tính, dùng để chữa các chứng xuất huyết.

Theo kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, ngoài những tác dụng mà người xưa đã phát hiện, lá sen còn có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, do trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt; ngoài ra còn có tác dụng giải độc nấm. Do đó, hiện nay lá sen còn được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị béo phì, phòng trị cao huyết áp, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật. Theo các chuyên gia, những người cao tuổi cơ thể đã suy yếu, động mạch não đã bị xơ cứng, hoặc từng bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não, nên thường xuyên sử dụng lá sen.

Những ai không nên uống nước lá sen

Theo các chuyên gia y tế, lá sen nếu không sử dụng đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe, Dưới đây là những người không nên uống nước lá sen.

- Phụ nữ khi đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên dùng lá sen.

- Những người có thể nhiệt khi uống vào thì hạ hỏa, trong người sảng khoái, ngủ tốt hơn. Nhưng ngược lại, trường hợp người thể hàn uống vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Nếu sử dụng lá sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn tình dục.

- Không dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng thực phẩm giảm cân khác.

Những lưu ý khi uống nước lá sen

Nên uống nước lá sen trước bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ để không gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.

Bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng lá sen như sau:

- Để chữa rối loạn mỡ máu: Lá sen khô 1 lá, sắc nước uống trong ngày.

- Để chữa mất ngủ: Lá sen loại bánh tẻ 30 g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sắc (hoặc hãm nước sôi) để uống, có tác dụng còn lớn hơn tim sen

- Để giảm mỡ máu: Lá sen tươi 1 lá, gạo tẻ 100g, đem nấu cháo dùng với đường trắng, cũng có thể gia thêm đậu xanh để tăng sức thanh nhiệt giải độc. Nếu không có lá sen tươi, có thể dùng lá sen khô, nhưng trước khi dùng phải ngâm cho mềm. Hoặc mỗi ngày uống trà lá sen.

6 lưu ý quan trọng khi uống trà sữa

6 lưu ý quan trọng khi uống trà sữa

Bà bầu có nên ăn nhãn?

Bà bầu có nên ăn nhãn?

Ăn nhiều na có bị nóng hay không?

Ăn nhiều na có bị nóng hay không?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Loại thực phẩm là "kẻ thù số 1" của gan nhưng được vạn người mê

Loại thực phẩm là "kẻ thù số 1" của gan nhưng được vạn người mê

23 Feb, 08:34 PM

Gan đóng vai trò như một "nhà máy lọc máu" không ngừng nghỉ, đảm bảo cơ thể chúng ta luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, chế độ ăn uống không khoa học có thể khiến gan bị quá tải và tổn thương nghiêm trọng. Dưới đây là loạt thực phẩm, vạn người mê nhưng lại cực hại cho gan.

Uống nước lá ổi khô rất tốt cho sức khỏe

Uống nước lá ổi khô rất tốt cho sức khỏe

23 Feb, 08:34 PM

Kinhtedothi - Theo các chuyên gia y học cổ truyền, uống nước lá ổi tươi hay khô đều mang tới những lợi ích cho sức khỏe con người. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của mỗi người mà có thể lựa chọn dùng lá ổi tươi hay lá ổi khô.

Loại rau Việt được coi là "vua thảo mộc", bổ đủ đường

Loại rau Việt được coi là "vua thảo mộc", bổ đủ đường

22 Feb, 02:46 PM

Từ xa xưa, ngải cứu đã được biết đến như một loại thảo dược quý với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Không chỉ là một loại rau ăn kèm thơm ngon, ngải cứu còn được sử dụng để chữa bệnh, bồi bổ cơ thể và làm đẹp da.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ