Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 142/2024/QH15
Ngày 29/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025 và ban hành Nghị quyết số 142/2024/QH15 về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV. Để triển khai thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 142/2024/QH15 kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 142/2024/QH15.
Mục đích của Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Quốc hội giao cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng tại Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 142/2024/QH15; nâng cao nhận thức về Luật Bảo hiểm xã hội; tổ chức thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 142/2024/QH15 bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Đồng thời, xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 142/2024/QH15; xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 142/2024/QH15.
Nội dung của Kế hoạch gồm: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tập huấn Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành; tổ chức tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ cơ quan bảo hiểm xã hội, cán bộ trực tiếp làm công tác bảo hiểm xã hội thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, tổ chức công đoàn, tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền và người trực tiếp thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan có liên quan biên soạn tài liệu phục vụ công tác phổ biến Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành; tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công; thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có liên quan.
Các bộ xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội theo phân công tại Quyết định số 717/QĐ-TTg ngày 27/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp 7...

Từ 1/7/2025, đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm được hưởng lương hưu
Kinhtedothi – Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ là 56 tuổi 8 tháng. Từ 1/7/2025, người lao động khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.

Đề xuất tăng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội
Kinhtedothi – Bộ LĐTB&XH cho biết ghi nhận đề xuất tăng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) vào trong quá trình xây dựng Nghị định để trình Chính phủ trong năm 2025.

Đã rút bảo hiểm xã hội một lần vẫn được hưởng lương hưu từ 1/7/2025
Kinhtedothi – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 quy định số năm đóng bảo hiểm tối thiểu để hưởng lương hưu là 15 năm. Khi người lao động đã rút bảo hiểm xã hội một lần sau đó tiếp tục tham gia thì vẫn có cơ hội hưởng lương hưu khi đáp ứng 2 điều kiện.