Kinhtedothi - Tính đến hết tháng 4/2024, 63/63 tỉnh, TP của cả nước đã triển khai đánh giá, phân hạng được hơn 12.000 sản phẩm OCOP. Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất.
Hà Nội trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho các chủ thể hồi tháng 4/2024.
Theo thống kê của Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới, đến hết tháng 4/2024, 63 tỉnh, TP của cả nước đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Trong số này, có 73,9% sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 24,7% sản phẩm OCOP đạt 4 sao và 42 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao. Hà Nội tiếp tục là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất.
Lũy kế từ 2019 đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 2.711 sản phẩm (bằng 89% so với mục tiêu giai đoạn đến hết năm 2025 là 3.054 sản phẩm). Trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao.
Đồng bằng sông Hồng là khu vực dẫn đầu cả nước với 30,7% tổng số lượng sản phẩm OCOP của cả nước. Tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long (18,3%), miền núi phía Bắc (16,8%), vùng Đông Nam Bộ (5,8%).
Đáng khích lệ, Chương trình OCOP ngày càng thu hút được sự tham gia của đông đảo các thành phần kinh tế. Hiện, đã có 6.542 chủ thể tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, trong đó có 32,5% là hợp tác xã, 22% là doanh nghiệp, 40,3% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác.
Kinhtedothi - Ngày 4/3, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 1147/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4 sao TP Hà Nội năm 2023.
Kinhtedothi - Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm được đánh giá, phân hạng. OCOP dần trở thành thương hiệu mạnh, được người tiêu dùng Thủ đô và cả nước tin dùng.
Kinhtedothi – Bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ đắc lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng đơn đầu vào và đơn đầu ra dẫn đến tình trạng đơn bị chậm xử lý.
Kinhtedothi - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII đặt mục tiêu đến năm 2025, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu trên đang dần trở thành hiện thực.
Kinhtedothi - Ngày 18/2, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên tổ chức hội thi “Cơ sở sản xuất mạ khay và vận hành máy cấy giỏi TP Hà Nội năm 2025”.
Kinhtedothi - Trọng tâm của chương trình nông thôn mới của tỉnh Hòa Bình là tiếp tục đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế và các công trình văn hóa.
Kinhtedothi - Sau 2 đợt xả tăng cường của các hồ chứa thuỷ điện, đến nay, 11 tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) đã cơ bản lấy đủ nước gieo cấy vụ Xuân 2025. Công tác lấy nước cơ bản bảo đảm theo tiến độ đề ra từ đầu vụ.
Kinhtedothi - Việc 2 làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc được công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới mở ra cơ hội để các làng nghề Hà Nội tăng cường trao đổi hợp tác, nâng tầm vị thế trên thị trường quốc tế.