Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội đẩy mạnh xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP

Kinhtedothi - Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm được đánh giá, phân hạng. OCOP dần trở thành thương hiệu mạnh, được người tiêu dùng Thủ đô và cả nước tin dùng.

Hơn 5 năm trước, Công ty CP Sữa nông trại Ba Vì (huyện Ba Vì) đã đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, “bắt tay” với hàng chục nông hộ, thu mua sữa nguyên liệu để sản xuất, đóng gói các mặt hàng từ sữa. Quy trình sản xuất khép kín giúp DN tạo ra những sản phẩm có chất lượng.

Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Ảnh: Phạm Hùng

Hiện, nhà máy của công ty tại xã Vân Hòa (huyện Ba Vì) đang duy trì sản xuất hàng chục sản phẩm từ sữa mang thương hiệu “My Farm” như: sữa tươi thanh trùng, sữa chua, caramen, bánh sữa… Vừa qua, khi tham gia Chương trình OCOP, DN cũng có 10 sản phẩm được UBND TP Hà Nội đánh giá, phân hạng OCOP 4 sao. Tuy nhiên, DN này chưa có nhãn hiệu tập thể được bảo hộ.

Ngoài Công ty CP Sữa nông trại Ba Vì, tại Quyết định số 1147/QĐ-UBND ban hành mới đây, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao của 32 chủ thể đến từ 20 quận, huyện.

Cùng với 440 sản phẩm OCOP đạt 3 sao được công nhận trước đó, lũy kế từ năm 2019 đến hết năm 2023, TP Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 2.711 sản phẩm OCOP, chiếm hơn 22% tổng số sản phẩm của cả nước. Trong số này, có 6 sản phẩm OCOP 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao.

Mặc dù số lượng sản phẩm OCOP rất lớn nhưng sản phẩm có nhãn hiệu được bảo hộ hiện nay lại rất khiêm tốn. Thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội cho thấy, toàn TP mới chỉ có 40 sản phẩm được cấp nhãn hiệu tập thể. Trong số này có vịt cỏ Vân Đình (huyện Ứng Hòa), gạo Bối Khê (huyện Thanh Oai), gà đồi Ba Vì (huyện Ba Vì), nhãn Đại Thành (huyện Quốc Oai)…
Theo Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Hà Nội Nguyễn Thị Thu Hằng, các sản phẩm đăng ký nhãn hiệu tập thể, được bảo hộ đã có mặt tại hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trong và ngoài TP; thị trường mở rộng, giá bán tăng 15 - 20%.

Việc xây dựng nhãn hiệu tập thể, thương hiệu giúp các hợp tác xã, nông dân thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang theo chuỗi khép kín, bảo đảm an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng, quản lý hiệu quả nhãn hiệu là vấn đề mà hiện nay không ít chủ thể chưa thực sự quan tâm đúng mức.

Trưởng ban Điều phối Hệ thống bảo đảm cùng tham gia (PGS) Việt Nam Từ Tuyết Nhung cho rằng, các chủ thể OCOP không thể đứng ngoài việc xây dựng nhãn hiệu, duy trì và củng cố thương hiệu, bởi đây là điều kiện tất yếu để phát triển bền vững. Từ đó đưa vào chiến lược sản xuất - kinh doanh để xây dựng và quản lý nhãn hiệu, thương hiệu hiệu quả.

Ở góc độ quản lý, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, để bảo vệ, quản lý hiệu quả thương hiệu nông sản, đặc sản của Thủ đô, thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng thương hiệu nông sản đặc trưng của Hà Nội gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Bên cạnh hỗ trợ chi phí bao bì, nhãn mác cho sản phẩm có thương hiệu được công nhận OCOP, Sở NN&PTNT Hà Nội cũng sẽ đẩy mạnh xây dựng các mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, bền vững gắn với vùng quy hoạch tập trung, tạo tiền đề xây dựng thương hiệu cho nông sản Thủ đô.

Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng và quản lý nhãn hiệu, thương hiệu, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho rằng, nhiệm vụ đặt ra là cần nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia phát triển sản phẩm OCOP; hỗ trợ xây dựng, quản lý nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; khuyến khích cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm.

“Tăng cường chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, tiêu thụ; hỗ trợ các chủ thể nâng hạng sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm là đòi hỏi cần thiết trong bối cảnh thị trường cạnh tranh và thị hiếu tiêu dùng đa dạng hiện nay…” - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh.

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kiểm soát, hạ nhiệt giá nhà

Kiểm soát, hạ nhiệt giá nhà

16 Feb, 04:46 PM

Kinhtedothi - Vướng mắc pháp lý kèm theo dịch bệnh kéo dài đã tạo ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường bất động sản (BĐS).

Trung Quốc phát triển và quản lý thị trường bất động sản

Trung Quốc phát triển và quản lý thị trường bất động sản

16 Feb, 06:04 AM

Kinhtedothi - Trung Quốc có thị trường bất động sản lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới với giá trị lên tới 62.600 tỷ USD vào năm 2020, cao gấp gần hai lần so với thị trường Mỹ (33.600 tỷ USD) và gấp 6 lần so với thị trường Nhật Bản (10.800 tỷ USD).

Luật Đầu tư công và kỳ vọng đột phá cho năm 2025

Luật Đầu tư công và kỳ vọng đột phá cho năm 2025

09 Feb, 06:40 AM

Kinhtedothi - Các chính sách mới có hiệu lực từ đầu năm 2025 được kỳ vọng sẽ tạo những đột phá, giải phóng nguồn lực đầu tư công, phát huy hiệu quả trong việc đẩy nhanh tiến độ triển khai Kế hoạch đầu tư công 2025 và những năm tiếp theo.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công  từ đầu năm

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm

09 Feb, 06:36 AM

Kinhtedothi - Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 là 790.727 tỷ đồng (tương đương 6,4% GDP), tăng hơn 120.000 tỷ đồng so với kế hoạch 670.000 tỷ đồng của năm 2024. Mục tiêu này càng ý nghĩa hơn khi năm 2025 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ