Kinhtedothi - Ngày 21/7, tại TP Cần Thơ, Sở Giao thông Vận tải TP HCM và Sở Giao thông Vận tải TP Cần Thơ tổ chức tọa đàm về các dự án kết nối TP HCM và ĐBSCL. Theo đó, năm 2030 dự kiến khởi công Dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ.
Tại buổi tọa đàm, đại diện liên danh tư vấn của Dự án tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ cho biết, dự án này do Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư dự án khoảng 220.000 tỉ đồng.
Cụ thể, Dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ có tổng chiều dài hơn 175km, với 13 ga trên tuyến. Điểm đầu tại ga An Bình (TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương), điểm cuối tại ga Cần Thơ (quận Cái Răng, TP Cần Thơ). Dự án đi qua địa bàn 6 tỉnh, TP là Bình Dương, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP Cần Thơ.
Dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ có tổng chiều dài hơn 175km, đi qua địa bàn sáu tỉnh, TP.
Theo báo cáo của đơn vị tư vấn, đến nay đã cơ bản hoàn thành báo cáo cuối kỳ, hiện Bộ GTVT đang lấy ý kiến các địa phương liên quan để hoàn thiện báo cáo. Sau đó trình cấp thẩm quyền quyết định trong năm 2024 và hoàn thiện trình Thủ tướng, Quốc hội trong năm 2025; xem xét thông qua chủ trương đầu tư dự án, khởi công trước năm 2030, hoàn thành dự án trước năm 2035.
Tại tọa đàm, nhiều đại biểu cho rằng, việc đầu tư tuyến đường sắt TP HCM – Cần Thơ là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững giao thông vận tải.
Đồng thời, các đại biểu kiến nghị, nên kéo dài tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ qua các tỉnh biên giới, như Kiên Giang, An Giang. Từ đó, góp phần kết nối với các cửa khẩu quốc tế, đẩy mạnh hơn nữa lưu thông, xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản.
Ngoài ra, tại buổi tọa đàm, lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM, TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL cũng trao đổi, góp ý xoay quanh tuyến đường bộ ven biển phía Nam và các tuyến đường thủy kết nối.
Đối với tuyến đường bộ ven biển phía Nam, một số đại biểu đề nghị nghiên cứu, cập nhật thêm hệ thống cảng biển trên tuyến để phát triển logistics.
Về tăng cường kết nối giao thông thủy, Sở GTVT TP.HCM đề xuất một số tuyến đường thủy để khai thác vận chuyển hàng hóa cũng như đẩy mạnh du lịch cho các tỉnh ĐBSCL.
Kinhtedothi - Trong khi tốc độ phục hồi sản lượng vận tải sau dịch bệnh Covid-19 còn khá chậm, còn hạn chế về hạ tầng lạc hậu vẫn đang đè nặng thì du lịch được coi là “nguồn sống” mà ngành đường sắt có thể hi vọng nhất lúc này.
Kinhtedothi - Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau về việc đầu tư hai tuyến đường sắt kết nối cảng biển là: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Biên Hòa - Vũng Tàu.
Kinhtedothi - Theo các chuyên gia, để giải bài toán ngập lụt tại các đô thị ĐBSCL cần tính đến tích hợp nhiều giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong quy hoạch đô thị.
Kinhtedothi - Vào khoảng 23 giờ 22 phút ngày 21/2, tại Km 235+100 Quốc lộ 6, thuộc địa phận xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe khách và xe đầu kéo, khiến 6 người tử vong và 8 người bị thương.
Kinhtedothi - Trong làm nhiệm vụ, lực lượng CSGT phát hiện người dân đang hoảng hốt đưa cháu bé hơn 1 tuổi sốt cao, co giật đi bệnh viện. Ngay sau đó, tổ công tác đã dùng xe đặc chủng chở cháu bé đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Kinhtedothi - Theo Công an TP Hà Nội, từ ngày 1/1 -15/2/2025, toàn TP xảy ra 133 vụ tai nạn, làm 83 người chết và 92 người bị thương. So với thời gian từ 16/11 - 31/12/2024, giảm 56 vụ tai nạn (30%), giảm 17 người người chết (17%), giảm 30 người bị thương (30%).
Kinhtedothi - 2 học sinh cấp 3 tử vong trong đêm sau va chạm ô tô; Xe tập lái rời khỏi hiện trường sau khi cán người phụ nữ tử vong; Tài xế ô tô có nồng độ cồn tông người đi bộ... là những tin tức tai nạn giao thông đáng chú ý ngày hôm nay 18/2/2025.
Kinhtedothi - Tài xế điều khiển xe Lexus RX350 màu trắng, BKS 30F-902.xx, đi từ phố Nguyễn Hoàng (Hà Nội), dù có biển cấm nhưng vẫn đỗ ngay trước một tòa nhà. Hành động này của tài xế vi phạm luật giao thông đường bộ và gây bức xúc cho các ô tô đang xếp hàng chờ đợi phía sau.