Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chăm sóc hệ tiêu hóa giúp tạo nên "thành trì" hệ miễn dịch

Kinhtedothi - Nếu coi hệ miễn dịch như một thành trì giúp cơ thể phòng chống bệnh tật thì dinh dưỡng chính là nguyên liệu xây nên thành trì đó thông qua quá trình chuyển hóa của cơ thể - đó là chia sẻ của GS.TS Lê Danh Tuyên - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Dinh dưỡng chính là những “viên gạch” quan trọng để xây nên “thành trì” hệ miễn dịch.

Tại họp báo Chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới 29/5 với chủ đề “Khỏe tiêu hóa - Khỏe hơn mỗi ngày”, GS.TS Lê Danh Tuyên - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, có rất nhiều yếu tố đóng góp vào sức khỏe của hệ miễn dịch. Bên cạnh những yếu tố khách quan khó có thể thay đổi như tuổi, giới, bộ gen, môi trường sống, thì cũng có những yếu tố chủ quan có thể cân đối, cải thiện được như dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, mức độ vận động…

Trong đó, vai trò của dinh dưỡng là đặc biệt nổi bật. Nếu xem hệ miễn dịch như một thành trì thì dinh dưỡng chính là nguyên liệu xây nên thành trì đó thông qua các dưỡng chất đa - vi lượng. Dưỡng chất đa lượng gồm protein, lipid, carbohydrate. Đây là những viên gạch tạo nên các thành phần hệ miễn dịch như kháng thể, cytokine, thụ thể....

GS.TS Lê Danh Tuyên cũng không quên nhấn mạnh, muốn “thành trì” miễn dịch vững vàng, từng “viên gạch” được phát huy tác dụng thì hệ tiêu hóa cần phải khỏe, hoạt động trơn tru.

Muốn hệ miễn dịch khỏe mạnh thì trước tiên cần chủ động chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Ở phương diện khác, các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng, không nhiều người biết rằng có đến khoảng 70% hệ miễn dịch biểu mô nằm ở đường ruột. Đồng thời, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh tham gia vào quá trình sản xuất các yếu tố miễn dịch cơ thể như IgA, IgG góp phần quan trọng vào việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Khi virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, cơ thể có khả năng chống đỡ tốt, giúp chúng ta không bị mắc hoặc mắc bệnh nhẹ hơn. Ngược lại, hệ tiêu hóa yếu sẽ dẫn đến tình trạng hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, nhiều bệnh lý dễ xảy ra như đau bụng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy… Cùng với đó, hệ miễn dịch kém làm tăng khả năng nhiễm nhiều loại bệnh tật, tốn kém chi phí khám chữa bệnh.

Vì thế, muốn 70% hệ miễn dịch biểu mô phát huy tác dụng, hằng ngày cần phải chủ động chăm sóc hệ tiêu hóa cũng như duy trì đều đặn hằng ngày. Tránh tình trạng khi ốm, phát sinh bệnh tật mới dồn dập bổ sung các chất bổ dưỡng.

Điều đáng nói là dù có vai trò quan trọng với sức khỏe toàn cơ thể nhưng việc chăm sóc hệ tiêu hóa lại không quá khó khăn. Chuyên gia cho rằng, chỉ cần chúng ta ăn uống đầy đủ 4 chất bột đường, đạm, béo, vitamin - khoáng chất và tốt nhất là nên bổ sung sữa chua vào thực đơn mỗi ngày để duy trì hệ vi sinh đường ruột.  

Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam khuyến nghị mỗi người nên bổ sung khoảng 1 - 2 hộp để hệ vi sinh đường ruột khỏe tự nhiên, tăng cường đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

Có được khả năng duy trì hệ vi sinh đường ruột là bởi sữa chua được lên men từ hàng triệu men vi sinh hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng. Như sữa chua Vinamilk được lên men tự nhiên từ 12 triệu men Lactobacillus Bulgaricus - chủng men này được thử nghiệm lâm sàng, chứng minh tốt cho hệ tiêu hóa và miễn dịch.

Nhằm giúp hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh tự nhiên, hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam khuyến cáo, mỗi người từ 3 tuổi trở lên nên ăn mỗi ngày ăn khoảng 1 - 2 hộp. Nên ăn sữa chua trong vòng 1 - 2 giờ sau bữa ăn bởi khi đó, dịch vị dạ dày ổn định và men vi sinh có trong sữa chua sẽ giúp lợi khuẩn phát triển tối đa, gia tăng hiệu quả hỗ trợ đường ruột, tăng cường đề kháng để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

Hệ tiêu hóa - Hệ miễn dịch: Mối liên kết cho sức khỏe

Hệ tiêu hóa - Hệ miễn dịch: Mối liên kết cho sức khỏe

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Loại thực phẩm là "kẻ thù số 1" của gan nhưng được vạn người mê

Loại thực phẩm là "kẻ thù số 1" của gan nhưng được vạn người mê

23 Feb, 08:34 PM

Gan đóng vai trò như một "nhà máy lọc máu" không ngừng nghỉ, đảm bảo cơ thể chúng ta luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, chế độ ăn uống không khoa học có thể khiến gan bị quá tải và tổn thương nghiêm trọng. Dưới đây là loạt thực phẩm, vạn người mê nhưng lại cực hại cho gan.

Uống nước lá ổi khô rất tốt cho sức khỏe

Uống nước lá ổi khô rất tốt cho sức khỏe

23 Feb, 08:34 PM

Kinhtedothi - Theo các chuyên gia y học cổ truyền, uống nước lá ổi tươi hay khô đều mang tới những lợi ích cho sức khỏe con người. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của mỗi người mà có thể lựa chọn dùng lá ổi tươi hay lá ổi khô.

Loại rau Việt được coi là "vua thảo mộc", bổ đủ đường

Loại rau Việt được coi là "vua thảo mộc", bổ đủ đường

22 Feb, 02:46 PM

Từ xa xưa, ngải cứu đã được biết đến như một loại thảo dược quý với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Không chỉ là một loại rau ăn kèm thơm ngon, ngải cứu còn được sử dụng để chữa bệnh, bồi bổ cơ thể và làm đẹp da.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ