Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vĩnh Phúc: giải ngân vốn đầu tư công xếp thứ 21/63 địa phương

Kinhtedothi - Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 10 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Vĩnh Phúc đạt 60,2%, thấp hơn so với năm 2023 (đạt 89,3%), nhưng vẫn cao hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung cả nước (đạt 52,29%), xếp thứ 21/63 địa phương và đứng thứ 2/11 các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Ngành chủ lực sản xuất ô tô tiếp tục xu hướng giảm

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, tính chung 10 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của Vĩnh Phúc ước tính tăng 11,15% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng: thức ăn gia súc tăng 22,51%; gạch ốp lát tăng 16,59%, xe máy tăng 7,06% và linh kiện điện tử tăng 9,68%.

Tuy nhiên, các mặt hàng chủ lực khác lại có chiều hướng tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước, như quần áo các loại giảm 6,62%; ô tô giảm 4,07%. Nguyên nhân chủ yếu do kinh tế khó khăn, thu nhập giảm sút nên người dân hạn chế mua sắm tài sản có giá trị lớn, cũng như thắt chặt chi tiêu.

Ngành sản xuất ô tô tại Vĩnh Phúc tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm (4,07%) so với cùng thời điểm này năm trước. Ảnh: Lương Giang.

Tháng 10/2024, doanh thu các ngành thương mại, dịch vụ tiếp tục đà tăng trưởng khá so cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 7.326 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 10 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 65.907 tỷ đồng, tăng 10,29% so với cùng kỳ.

Đồng thời, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn đạt tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp chủ yếu từ nhóm ngành máy vi tính, hàng điện tử, linh kiện và nhóm máy móc, thiết bị và phụ tùng. Ước tính đến hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt khoảng 14,8 tỷ USD, tăng 11,06%; kim ngạch nhập khẩu đạt 15,4 tỷ USD, tăng 25,40% so với cùng kỳ năm trước.

Vĩnh Phúc xếp thứ 21/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao

Kết quả giải ngân vốn đầu tư công trong 10 tháng năm 2024 toàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt khoảng 4.683,3 tỷ đồng, bằng 60,2% so với kế hoạch vốn Trung ương giao và bằng 51,4% tổng số vốn kế hoạch (bao gồm cả vốn kế hoạch năm 2023 kéo dài). Trong đó, vốn do cấp tỉnh quản lý: 2.183,738 tỷ đồng, bằng 43,6% kế hoạch giao; vốn do cấp huyện, xã quản lý: 2.499,562 tỷ đồng, bằng 61% kế hoạch do tỉnh giao.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Vĩnh Phúc đạt 7.326 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa: Lương Giang.

Tỷ lệ giải ngân các huyện, thành phố đạt 61%; một số huyện, thành phố có tỷ lệ giải ngân khá, như: huyện Yên Lạc 84,2%; huyện Bình Xuyên 81,4%; huyện Lập Thạch 78,7%; huyện Vĩnh Tường 69,8%; TP Vĩnh Yên 63%. Một số huyện, thành phố giải ngân còn thấp, như: huyện Tam Dương 42,7%; huyện Sông Lô 38,8%; TP Phúc Yên 36,1%; huyện Tam Đảo 35,9%;

Nhìn chung, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh trong 10 tháng đầu năm 2024 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (đạt 89,3%); nhưng vẫn cao hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung cả nước (đạt 52,29%), xếp thứ 21/63 địa phương và đứng thứ 2/11 các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.

Cân đối thu chi ngân sách và xúc tiến đầu tư

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện 10 tháng năm 2024 đạt 21.320 tỷ đồng đạt 67,12% dự toán, tăng 10,44% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nội địa 17.131 tỷ đồng, đạt 67,4% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 10,46% so với cùng kỳ; thu xuất nhập khẩu 4.172 tỷ đồng đạt 77,26% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 10,79% so với cùng kỳ.

Chi ngân sách địa phương, ước thực hiện đến hết tháng 10 năm 2024 là 18.576 tỷ đồng, đạt 89,58% dự toán, giảm 6,63% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 8.864 tỷ đồng vượt 2,07% so với dự toán, giảm 21,36%, và chi thường xuyên 9.559 tỷ đồng, tăng 11,80% so với cùng kỳ năm trước.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc cho biết, hoạt động thu hút đầu tư khởi sắc ngay từ những tháng đầu năm, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp nhiều thách thức như hiện nay.

Tính đến ngày 15/10/2024, tỉnh đã cấp giấy phép đầu tư cho 69 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 581 triệu USD, vượt 45,25% kế hoạch năm (mục tiêu năm 2024 thu hút 400 triệu USD). Thu hút vốn đầu tư DDI ước đạt 4.968 tỷ đồng, đạt trên 90% kế hoạch năm 2024 (5.500 tỷ đồng) và chỉ bằng 23% so với cùng kỳ năm 2023.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thị trường chứng khoán 2025: Nhiều thách thức, lắm kỳ vọng

Thị trường chứng khoán 2025: Nhiều thách thức, lắm kỳ vọng

16 Feb, 06:14 AM

Kinhtedothi - Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2025 với nhiều thách thức nhưng cũng nhiều kỳ vọng. Nâng hạng lên thị trường mới nổi và sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế sau những biến động toàn cầu là hai câu chuyện được quan tâm của kênh huy động vốn này.

Ứng phó linh hoạt trước chính sách thuế quan của Mỹ

Ứng phó linh hoạt trước chính sách thuế quan của Mỹ

08 Feb, 11:50 AM

Kinhtedothi - Việc Mỹ tăng áp thuế với hàng hóa nhập khẩu từ một số quốc gia có tác động rất lớn tới thương mại quốc tế, trong đó có Việt Nam. Giới chuyên gia dự báo, không loại trừ khả năng sắp tới hàng Việt cũng sẽ bị Mỹ áp thuế.

Hải Phòng: đảm bảo bình ổn hàng hoá dịp Tết nguyên đán

Hải Phòng: đảm bảo bình ổn hàng hoá dịp Tết nguyên đán

20 Jan, 04:02 PM

Kinhtedothi-Nhằm tăng cường công tác quản lý điều hành và bình ổn giá cả, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán 2025, UBND thành phố Hải Phòng yêu cầu các quận, huyện, sở, ban, ngành thực hiện chương trình bình ổn các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ