Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vĩnh Phúc: Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước đô thị đến một số vùng nông thôn

Kinhtedothi - Để đáp ứng yêu cầu quản lý về hoạt động cấp nước trên địa bàn, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch cấp nước đô thị đến năm 2030 tầm nhìn 2050, theo hướng mở rộng cung cấp nước đến các vùng khó khăn về nước.

Thực tế cho thấy, tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, thuộc các huyện Lập Thạch cũng như Sông Lô, Tam Dương… diễn ra khá nghiêm trọng trong thời gian dài.  

Chính vì vậy, việc điều chỉnh vùng cấp nước, công suất của các nhà máy, bổ sung một số nhà máy nước đã và đang được triển khai nhưng chưa có trong quy hoạch được duyệt được người dân địa phương cho là cần thiết. Việc này, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên địa bàn Vĩnh Phúc.

“Nhiều khu dân cư thuộc địa bàn các xã Đồng Ích, Xuân Lôi, Tiên Lữ thuộc huyện Lập Thạch, với hàng nghìn hộ gia đình phải mua nước sinh hoạt từ nơi khác chuyển về bán với giá đắt từ 200.000đ đến 250.000đ/khối (so với mức giá cung cấp nước sinh hoạt nông thôn tại Vĩnh Phúc chỉ khoảng 6.000đ/khối; và giá nước sinh hoạt cung cấp cho đô thị khoảng 8.500đ/khối). Do vậy, tỉnh Vĩnh Phúc mở rộng cung cấp nước sạch đến vùng nông thôn khó khăn về nước sinh hoạt, đã khiến dư luận rất đồng tình” – ông Nguyễn Văn Nam, cư dân huyện Lập Thạch bày tỏ. 

Được biết, đồ án Quy hoạch cấp nước đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3878/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 (có phạm vi quy hoạch 318,6 km2, tuy nhiên nguồn nước cấp phạm vi nghiên cứu trên toàn bộ tỉnh).

Quy hoạch cấp nước là cơ sở để triển khai thực hiện các dự án cấp nước trong phạm vi Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc nói riêng và toàn tỉnh nói chung, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và ổn định sản xuất, sinh hoạt của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các thủ tục đầu tư dự án cấp nước và định hướng phát triển cấp nước cho phù hợp với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thì hệ thống cấp nước đã có sự thay đổi so với quy hoạch đã được duyệt.

Cụ thể, thực tế vùng cấp nước, công suất của các nhà máy đã thay đổi so với quy hoạch được duyệt; một số nhà máy nước đã và đang được thực hiện nhưng chưa có trong quy hoạch được duyệt (nội dung này Sở Xây dựng đã có văn bản số 1429/SXD-QLNĐT&HT ngày 25/4/2023 báo cáo UBND tỉnh và UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo số 3803/UBND-CN3 ngày 23/5/2023).

Hiện nay không còn quy định lập quy hoạch riêng cho cấp nước đô thị Vĩnh Phúc (318,6 km2) và để đảm bảo thống nhất thì sau khi quy hoạch tỉnh được duyệt, đề nghị hủy bỏ quy hoạch cấp nước đô thị đang có.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch cấp nước đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh vùng cấp nước, công suất của các nhà máy; bổ sung một số nhà máy nước đã và đang được triển khai nhưng chưa có trong quy hoạch được duyệt) là cần thiết trước khi phê duyệt Quy hoạch tỉnh, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên địa bàn.

Đồng thời làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng cấp nước, sớm giải quyết cấp nước cho các khu vực chưa có nước sạch để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt, phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

                                                                                     

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nên nhân rộng để nhiều người được hưởng lợi

Nên nhân rộng để nhiều người được hưởng lợi

19 Feb, 05:58 AM

Kinhtedothi - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội đề xuất hỗ trợ kinh phí đóng BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo và người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 75 tuổi từ 1/1/2026.

Hà Nội: Người có công được hưởng chính sách điều dưỡng gấp 2 lần

Hà Nội: Người có công được hưởng chính sách điều dưỡng gấp 2 lần

18 Feb, 04:34 PM

Kinhtedothi – Với việc thực hiện chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của TP Hà Nội, năm 2025 Hà Nội có 64.791 người có công điều dưỡng phục hồi sức khỏe. Người có công đi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung còn được hỗ trợ tiền khám sức khỏe 1.000.000 đồng/người.

Hà Nội sẽ có ít nhất 2.400 trẻ em được học bơi an toàn

Hà Nội sẽ có ít nhất 2.400 trẻ em được học bơi an toàn

18 Feb, 08:24 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 736/QĐ-UBND phê duyệt nội dung văn kiện và tiếp nhận dự án “Hỗ trợ triển khai các can thiệp hiệu quả và bền vững để phòng chống đuối nước trẻ em” do Tổ chức Campaign for Tobacco-Free Kids, Mỹ tài trợ cho Sở LĐTB&XH Hà Nội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ