Kinhtedothi - Những đám khói bốc lên từ căn cứ quân sự Sevastopol vào ngày 20/8 và người dân thành phố được yêu cầu ở nhà ngay sau cuộc tấn công.
Một máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công trụ sở hạm đội Biển Đen của Nga ở Crimea vào cuối tuần này. Đây là cuộc tấn công mới nhất vào khu vực mà Moscow từng coi là "pháo đài" bất khả xâm phạm.
Trụ sở của Hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol, Crimea, trở thành mục tiêu của hai cuộc tấn công trong vòng chưa đầy một tháng. Ảnh: AFP
Những đám khói bốc lên từ căn cứ quân sự Sevastopol vào ngày 20/8 và người dân thành phố được yêu cầu ở nhà ngay sau cuộc tấn công.
Thống đốc TP Sevastopol, Mikhail Razvozhaev, cho biết không có thương vong và ban đầu tuyên bố máy bay không người lái đã bay vào mái nhà của căn cứ không quân sau khi quân đội đóng quân bất lực bắn hạ. Các cuộc tấn công trước đây ở Crimea, bao gồm vụ việc hồi đầu tháng này vào căn cứ không quân Saky đã khiến ít nhất 9 máy bay chiến đấu bị phá hủy, khiến nhiều người dân phải rời khỏi bán đảo.
Theo The Guardian, người dân địa phương lo lắng khi một chiếc máy bay không người lái đã vượt qua các hệ thống phòng không- vốn được coi là một trong những hệ thống tinh vi nhất trên thế giới.
Các cuộc tấn công diễn ra trong bối cảnh ngày 24/8 - ngày độc lập của Ukraine đang tới gần và cũng sẽ đánh dấu sáu tháng kể từ khi Nga bắt đầu chiến sự tại Ukraine.
Hôm 20/8, quân đội Nga đã tăng cường chiến đấu để chiếm Bakhmut, một trong những thị trấn lớn cuối cùng ở vùng Donetsk vẫn còn do lực lượng Ukraine nắm giữ, và điều này sẽ dọn đường cho Nga tiến vào hai mục tiêu chiến lược khác là Sloviansk và Kramatorsk.
Tháng trước, Nga đã tiếp quản toàn bộ khu vực Luhansk, cùng với Donetsk tạo nên vùng trung tâm công nghiệp Donbas.
Kinhtedothi - Trong một động thái ngoại giao đáng chú ý, Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận bước đầu về việc khởi động các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine.
Kinhtedothi - Giới chức châu Âu đã nỗ lực tìm lại vị thế qua việc tổ chức hội nghị khẩn cấp về Ukraine tại Paris, song sự chia rẽ nội bộ và áp lực từ bên ngoài khiến tương lai của lục địa này trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Kinhtedothi – Những động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là trong vấn đề Ukraine và mối quan hệ với Nga, khiến các đồng minh châu Âu lo ngại về tương lai của liên minh xuyên Đại Tây Dương.
Kinhtedothi - Tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã cáo buộc các nhà lãnh đạo châu Âu về việc kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận và không kiểm soát được vấn đề nhập cư.
Kinhtedothi - Từ Gaza đến Greenland, Tổng thống Donald Trump đã thử nghiệm những chiến lược địa chính trị đầy tham vọng. Dù kết quả mang lại là trái ngược nhau, cả hai đều cho thấy cách ông định hình lại quyền lực của Mỹ trên trường quốc tế.