Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

U23 Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại vòng loại U23 châu Á 2026

Kinhtedothi - Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) đã chính thức công bố kế hoạch tổ chức lễ bốc thăm chia bảng vòng loại Giải U23 châu Á 2026. Theo đó, buổi lễ sẽ diễn ra vào lúc 14 giờ ( theo giờ Việt Nam) ngày 29/5/2025 tại trụ sở AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia.

Vòng loại năm nay quy tụ 44 đội tuyển U23 quốc gia, được chia thành 11 bảng, thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt tại địa điểm tập trung trong giai đoạn từ ngày 1 - 9/9/2025. 11 đội nhất bảng và 4 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền vào vòng chung kết U23 châu Á 2026 tại Ả Rập Xê Út. Đội chủ nhà của vòng chung kết được đặc cách vào thẳng mà không cần tham gia vòng loại.

U23 Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại vòng loại U23 châu Á 2026.

Đáng chú ý, U23 Việt Nam được xếp vào nhóm hạt giống số 1 – nhóm dành cho 11 đội có thành tích tích lũy tốt nhất tại ba kỳ U23 châu Á gần nhất (2020, 2022, 2024). Trên bảng xếp hạng phục vụ chia nhóm hạt giống và bốc thăm vòng loại U23 châu Á 2026, U23 Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 châu Á, sau Uzbekistan, Nhật Bản, Iraq và Hàn Quốc.

Cơ chế bốc thăm được tiến hành theo nguyên tắc: các đội được chia vào 4 nhóm hạt giống dựa trên hệ thống tính điểm do AFC phê duyệt. Ngoài ra, 11 quốc gia đăng cai bảng đấu được đưa vào một nhóm riêng (Hosts Pot) và được bốc thăm trước để đảm bảo mỗi chủ nhà nằm ở một bảng khác nhau. Các đội chủ nhà sẽ được phân vào các vị trí trong bảng tương ứng với nhóm hạt giống của họ.

Danh sách 11 quốc gia đăng cai bảng đấu bao gồm (theo thứ tự alphabet):

Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Jordan, Kyrgyzstan, Myanmar, Qatar, Tajikistan, Thái Lan, UAE và Việt Nam.

Danh sách 4 nhóm hạt giống (theo thứ tự xếp hạng):

Nhóm 1: Uzbekistan, Nhật Bản, Iraq, Hàn Quốc, Việt Nam, Australia, Qatar, Thái Lan, Jordan, Tajikistan, UAE.

Nhóm 2: Indonesia, Kuwait, Iran, Turmenistan, Malaysia, Trung Quốc, Bahrain, Palestine, Syria, Yemen, Campuchia.

Nhóm 3: Myanmar, Oman, Singapore, Kyrgyzstan, Ấn Độ, Lebanon, Lào, Timor Leste, Đài Loan (Trung Hoa), Philippines, Hồng Kông (Trung Quốc).

Nhóm 4: Afghanistan, Bangladesh, Mông Cổ, Guam, Pakistan, Macau, Nepal, Brunei, Bhutan, Quần đảo Bắc Mariana.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đưa văn học Việt Nam hội nhập toàn cầu

Đưa văn học Việt Nam hội nhập toàn cầu

03 Jul, 09:02 AM

Kinhtedothi – Trong dự thảo Đề án quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa thế giới, với lĩnh vực văn học, Bộ VHTT&DL nhấn mạnh mục tiêu thúc đẩy văn học như một công cụ để giáo dục, quảng bá văn hóa và lịch sử Việt Nam, giúp độc giả quốc tế hiểu sâu hơn về đất nước, con người Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ