Tuyên Quang: giả danh ban chỉ huy quân sự huyện để lừa đảo
Ngày 7/12,Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, thời gian qua, một số cửa hàng, cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Chiêm Hóa nhận được điện thoại, tin nhắn của các đối tượng mạo danh cán bộ của Ban Chỉ huy Quân sự huyện để đặt tiệc, mua hàng hóa, thiết bị quân dụng…

Để tạo lòng tin với các chủ cửa hàng, các đối tượng gửi báo cáo mua hàng kèm theo chữ ký và dấu giả mạo của Ban Chỉ huy Quân sự huyện Chiêm Hóa qua Facebook, Zalo.
Theo cảnh sát, đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và danh dự của cán bộ, chiến sĩ quân đội.
Để phòng ngừa thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này, Công an tỉnh Tuyên Quang khuyến cáo người dân thận trọng với các đối tượng liên hệ mua hàng trên mạng xã hội (Facebook, Zalo…), cần xác minh rõ người, rõ địa chỉ khi tiến hành giao dịch.
"Khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn của người lạ tự xưng là cán bộ công an, quân đội hoặc cán bộ của cơ quan Nhà nước để đặt quà, yêu cầu cung cấp thông tin, nhờ giúp đỡ… thì người dân liên hệ ngay cơ quan Công an, ban chỉ huy quân sự hoặc cơ quan Nhà nước gần nhất để được hướng dẫn"- Công an tỉnh Tuyên Quang khuyến cáo.

Công an Hà Nội cảnh báo “bẫy” lừa đảo khi mua vé chương trình “Anh trai”
Kinhtedothi - Công an TP Hà Nội cảnh báo người dân về bẫy lừa đảo mua vé qua mạng của hai chương trình âm nhạc lớn là “Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai” và “Anh Trai Say Hi”.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh nhân viên thuế để lừa đảo
Kinhtedothi - Ngày 1/12, Công an TP Hải Phòng đưa ra cảnh báo người dân về thủ đoạn mạo danh nhân viên thuế, kê khai thuế điện tử.

Người phụ nữ ở Long Biên mất gần 300 triệu đồng vì cuộc gọi lừa đảo
Kinhtedothi - Công an quận Long Biên, TP Hà Nội đang xác minh, điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 300 triệu đồng, liên quan đến vụ việc một người phụ nữ nhận cuộc gọi thông báo cập nhật dữ liệu dân cư cho con trai.