Kinhtedothi - Dự kiến, từ ngày 1/7 tới, lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng 6%. Như vậy, với người lao động thuộc vùng I, mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tối đa trong một tháng có thể lên tới 99,2 triệu đồng.
BHXH Hà Nội cho biết, theo quy định hiện hành, mức lương làm căn cứ đóng BHTN được đóng tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.
Theo đề xuất, mức lương tối thiểu vùng từ 1/7 tới sẽ được điều chỉnh tăng 6% so với mức hiện hành. Theo đó, lương tối thiểu tháng tại các vùng tăng tương ứng như sau: Vùng I là 4,96 triệu đồng/tháng, vùng II là 4,41 triệu đồng/tháng, vùng III là 3,86 triệu đồng/tháng, vùng IV là 3,45 triệu đồng/tháng.
Dự kiến từ ngày 1/7 tới, mức lương đóng BHTN tối đa vùng I là 99,2 triệu đồng.
Khi mức tiền lương tối thiểu vùng tăng, đồng nghĩa tiền lương làm căn cứ đóng BHTN cũng sẽ tăng lên theo từng địa bàn áp dụng.
Cụ thể, đối với người lao động trong khu vực doanh nghiệp, dự kiến kể từ ngày 1/7 tới, mức lương đóng BHTN tối đa trong một tháng đối với từng vùng như sau: vùng I là 4,96 triệu x 20 tháng lương = 99,2 triệu đồng; vùng II là 88,2 triệu đồng; vùng III là 77,2 triệu đồng; vùng IV là 69 triệu đồng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013, mức đóng BHTN được quy định: người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.
Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những người lao động đang tham gia BHTN , và do ngân sách T.Ư bảo đảm.
Như vậy, mức đóng BHTN cao nhất của vùng I là 2.976.000 đồng. Trong đó người lao động đóng 992.000 đồng/tháng; người sử dụng lao động 1% tương đương 992.000 đồng, 1% còn lại Nhà nước hỗ trợ đóng quỹ BHTN. Tương tự, các vùng còn lại (vùng II, III, IV) dựa trên mức lương tối thiểu vùng để đưa ra mức đóng.
Kinhtedothi - Do liên quan đến sự điều chỉnh trong cải cách tiền lương nên có một số thay đổi về chính sách, trong đó có bảo hiểm y tế (BHYT) kể từ ngày 1/7/2024.
Kinhtedothi – Từ 1/7/2024, tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gồm lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương; các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương; bổ sung tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
Kinhtedothi – TP Hà Nội đã thực hiện chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ đối với 56.578 người, tổng kinh phí 171.777.083 nghìn đồng trong năm 2024.
Kinhtedothi - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội đề xuất hỗ trợ kinh phí đóng BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo và người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 75 tuổi từ 1/1/2026.
Kinhtedothi – Với việc thực hiện chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của TP Hà Nội, năm 2025 Hà Nội có 64.791 người có công điều dưỡng phục hồi sức khỏe. Người có công đi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung còn được hỗ trợ tiền khám sức khỏe 1.000.000 đồng/người.
Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 736/QĐ-UBND phê duyệt nội dung văn kiện và tiếp nhận dự án “Hỗ trợ triển khai các can thiệp hiệu quả và bền vững để phòng chống đuối nước trẻ em” do Tổ chức Campaign for Tobacco-Free Kids, Mỹ tài trợ cho Sở LĐTB&XH Hà Nội.
Kinhtedothi – Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 13 tỉnh, TP thu hút 221 đơn vị tham gia tuyển dụng 71.567 chỉ tiêu, với nhiều mức tiền lương hấp dẫn là cơ hội cho người lao động tìm được việc làm phù hợp.