Kinhtedothi - Hai tên lửa được phóng từ tỉnh Hamhung, đông bắc Triều Tiên, tối qua, bay được 110 km, đạt độ cao tối đa 25 km và tốc độ hơn 4.900 km/h, gấp 4 lần âm thanh,
Sáng 17/4, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) thông tin, Triều Tiên đã phóng tên lửa từ thành phố Hamhung vào khoảng 18h ngày 16/4 (giờ địa phương).
Lãnh đạo Kim Jong-un (áo đen) giám sát cuộc thử nghiệm trong ảnh công bố hôm nay. Ảnh: KCNA.
Theo JCS, hai tên lửa được phóng từ tỉnh Hamhung, đông bắc Triều Tiên, tối qua, bay được 110 km, đạt độ cao tối đa 25 km và tốc độ hơn 4.900 km/h, gấp 4 lần âm thanh, trước khi lao xuống biển.
Cũng trong sáng nay, Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã thị sát vụ bắn thử vũ khí dẫn đường chiến thuật mới, nhằm tăng cường khả năng hạt nhân.
"Hệ thống vũ khí dẫn đường chiến thuật kiểu mới có ý nghĩa to lớn trong việc cải thiện mạnh mẽ hỏa lực của các đơn vị pháo binh ở tiền tuyến và nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng vũ trang chiến thuật của Triều Tiên," KCNA cho biết.
KCNA không thông tin vụ thử diễn ra khi nào nhưng theo truyền thống thì truyền thông nhà nước Triều Tiên thường đưa tin về hoạt động của lãnh đạo một ngày sau đó.
Kinhtedothi - Vụ thử diễn ra vài ngày sau khi Nga cho biết đã triển khai tên lửa siêu thanh trong cuộc xung đột với Ukraine, đồng thời tuyên bố nhắm mục tiêu vào một kho đạn dược ở miền tây Ukraine.
Kinhtedothi - Anh sẽ phối hợp với Mỹ và Australia phát triển vũ khí siêu vượt âm, trong bối cảnh Nga sử dụng tên lửa siêu thanh không kích trong cuộc chiến ở Ukraine.
Kinhtedothi - Theo báo cáo của Quốc hội Mỹ, các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên dường như nhằm phát triển khả năng vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa được Mỹ triển khai tại khu vực.
Kinhtedothi - Trong một động thái ngoại giao đáng chú ý, Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận bước đầu về việc khởi động các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine.
Kinhtedothi - Giới chức châu Âu đã nỗ lực tìm lại vị thế qua việc tổ chức hội nghị khẩn cấp về Ukraine tại Paris, song sự chia rẽ nội bộ và áp lực từ bên ngoài khiến tương lai của lục địa này trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Kinhtedothi – Những động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là trong vấn đề Ukraine và mối quan hệ với Nga, khiến các đồng minh châu Âu lo ngại về tương lai của liên minh xuyên Đại Tây Dương.
Kinhtedothi - Tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã cáo buộc các nhà lãnh đạo châu Âu về việc kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận và không kiểm soát được vấn đề nhập cư.
Kinhtedothi - Từ Gaza đến Greenland, Tổng thống Donald Trump đã thử nghiệm những chiến lược địa chính trị đầy tham vọng. Dù kết quả mang lại là trái ngược nhau, cả hai đều cho thấy cách ông định hình lại quyền lực của Mỹ trên trường quốc tế.