Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trà đá vỉa hè, lắng đọng dư vị thị thành

Kinhtedothi - Văn hóa trà đá vỉa hè Hà Nội là một phần không thể thiếu khi nhắc đến TP này. Người đi xa thì nhớ đến trà đá vỉa hè như một dư vị, người đang sinh sống ở Hà Nội phần đa đều tham góp vào nét văn hóa đó.

Có vài ba người khách từ phương xa đến lại ngỡ ngàng vì văn hóa trà đá vỉa hè có gì đó khiến người Hà Nội sống chậm...

Từ phố cổ mở ra các con phố mới

Những con phố Hàng Chiếu, Hàng Lược, Hàng Đường… tưởng như rất chật nhưng vài cái ghế nhựa kê tạm trên bậc tam cấp các ngõ nhỏ, ngôi nhà sát vỉa hè cũng trở thành quầy bán trà đá của bao người. Trà đá vỉa hè phố cổ lạ lắm, vì ở đó có cả dân lao động bốc vác cho các hộ tiểu thương, có cả khách du lịch từ các khu vực nội thành, vài ba vị khách Tây nhưng cũng phải là những người quen đến Hà Nội mới hiểu thứ nét văn hóa ngồi tán đủ thứ chuyện từ trà đá.

Ngồi trà đá thông thường sẽ là một nhóm người, họa hoằn lắm mới có người ngồi nhâm nhi ly trà nóng một mình. Bởi vì, khi ngồi trà đá người ta bàn đủ thứ chuyện hàng ngày, từ chuyện xa xôi trên mặt báo, phát triển ti vi đến chuyện đi làm, giá điện nước, mua bán, làng xóm...

Một quán nước trên phố cổ Hà Nội. Ảnh: Phương Thảo

Người không hiểu thì đánh giá là cách buôn dưa lê phù phiếm, nhưng người hiểu rồi thì lại thấy đó là sự giao lưu gắn kết mà bình thường khi bận rộn chẳng có ai nói được cùng ai. Đó là nơi mà những câu chuyện trên trời hay dưới biển gì đều được mang ra bàn luận, mổ xẻ. Mùa Đông gọi cốc trà nóng để cảm nhận vị chát đặc trưng, còn mùa Hè làm ly trà đá xua tan cái nóng oi bức và hòa mình vào những câu chuyện cùng mọi người.

Thoát ra khỏi khu phố cổ, trà đá vỉa hè về đến cả những khu đô thị mới. Một khoảnh đất còn trống chưa dựng công trình, góc vỉa hè khu phố mới cũng sẽ có vài ba quầy trà đá kê ghế nhựa. Đối tượng ngồi thưởng trà có khác, không còn khách du lịch mà chủ yếu là nhân viên công sở và công nhân lao động. Nhưng các câu chuyện đàm đạo quanh ly trà đá thì cũng tựa nhau.

Tại Hà Nội, văn hóa trà đá vẫn luôn được gìn giữ qua nhiều thế hệ, trở thành hình ảnh đẹp trong mắt du khách đi đến đây tham quan. Trà đá vỉa hè thành lời bài hát, mà mỗi lần ca sĩ trẻ Đinh Mạnh Ninh cất giọng lại tạo ra cảm giác vui nhộn, đúng chất trẻ nhưng cũng không kém phần sâu lắng: “Cho tôi xin một ly trà đá/ Góc phố nơi tôi hay về qua/Cho tôi quên tạm những vội vã/Nghe anh em chuyện đời vui buồn”.

Làm sao để không vi phạm trật tự đô thị?

Các cán bộ quản lý trật tự đô thị ở phường, xã đều bức xúc vì tình trạng các quán trà đá vỉa hè lấn chiếm diện tích công cộng vào mục đích kinh doanh. Nhiều hàng quán tỏ bày khiến bộ mặt đô thị rất nhếch nhác. Chính vì vậy, vừa qua, UBND TP đã yêu cầu 4 quận nội thành là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng rà soát, đề xuất các tuyến phố có đủ điều kiện hạ tầng để thí điểm cho thuê vỉa hè. Trong đó, quận Hoàn Kiếm đã đề xuất thí điểm giai đoạn một cho thuê kinh doanh ở 10 tuyến phố với 36 vị trí. 3 quận còn lại là Đống Đa, Ba Đình và Hai Bà Trưng vẫn đang trong quá trình rà soát các tuyến phố có hè phố bảo đảm để đề xuất.

Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trước đây quận có đề xuất thí điểm 5 tuyến phố khai thác hè phố. UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND cấp huyện lập đề án thí điểm sử dụng tạm thời một phần hè phố để kinh doanh, trình UBND TP phê duyệt. Trong đó, phải bảo đảm các yêu cầu: chiều rộng hè phố còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu là 1,5m; việc kinh doanh phải được xác định cụ thể loại hình (ăn uống, giải khát...) và thời gian được phép kinh doanh (ban ngày, ban đêm, khung giờ cụ thể). Kinh phí thực hiện đề án do ngân sách TP cấp. UBND TP Hà Nội cũng khuyến khích mọi hình thức xã hội hóa việc đầu tư, sửa chữa hè phố theo hướng dẫn của UBND cấp huyện về mẫu thiết kế.

Khi vỉa hè được đưa vào quy củ theo quy chuẩn chung thì cũng tạo điều kiện cho các quán trà đá vỉa hè tồn tại hợp pháp. Mặc dù lúc đó sẽ còn bàn đến kinh phí thuê có phù hợp với loại hình dịch vụ kinh doanh thu đồng bạc lẻ này. Nhưng hy vọng rằng với cách tiếp cận mới, vỉa hè Thủ đô sẽ trở nên văn minh, vẫn tiếp nối được bản sắc mà cách đây hơn một thế kỷ người ta đã định danh cho nó “là những thứ đích thực của Hà Nội”.

 

 

Hà Nội vội vã nhưng bên ly trà đá, nhịp sống thoáng chốc chậm lại. Đang bận việc nhưng vì mệt quá, khát quá, người ta vẫn có thể tấp xe vào vỉa hè, ngồi xuống, uống cạn một ly trà đá. Nếu rảnh hơn hoặc lúc chờ đợi ai đó, trà đá là sự lựa chọn lý tưởng. Bên ly trà đá, người ta kể về đủ chuyện của cuộc đời.
PGS.TS Nguyễn Văn Huy

 

Những quán trà đá vỉa hè Hà Nội xuất hiện khắp mọi nơi, thói quen trà đá ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người dân ở Thủ đô. Nét văn hóa này không bao giờ bị mai một mà càng ngày càng được quảng bá rộng rãi hơn qua những thước phim, bức ảnh của những nghệ sĩ chuyên nghiệp. Nên cần lắm giữ nét văn hóa ấy theo những quy chuẩn chung, bảo đảm trật tự văn minh đô thị của TP.

Cần những thay đổi trong quản lý lòng đường, vỉa hè

Cần những thay đổi trong quản lý lòng đường, vỉa hè

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài 2: Bài trừ hành vi xấu

Bài 2: Bài trừ hành vi xấu

16 Feb, 01:44 PM

Kinhtedothi - Đầu năm mới, nhiều người chọn đi du Xuân, lễ chùa để mong cầu bình an, may mắn cho cả năm. Tuy nhiên, bên cạnh những nét đẹp văn hóa được gìn giữ, trao truyền, tại nơi linh thiêng, lễ hội đầu Xuân vẫn còn tồn tại không ít hành vi xấu xí cần loại bỏ.

Lạc vào những không gian đương đại

Lạc vào những không gian đương đại

16 Feb, 06:17 AM

Kinhtedothi - Người ta không chỉ tìm thấy âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh… trong các bảo tàng, nhà hát, triển lãm, gallerry, mà còn có thể đắm mình trong nghệ thuật khi lạc vào những không gian đương đại ẩn trong Hà Nội phố sôi động và náo nhiệt.

Giữ nét đẹp văn hóa du Xuân

Giữ nét đẹp văn hóa du Xuân

09 Feb, 10:02 AM

Kinhtedothi - Du Xuân là nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc được trao truyền qua nhiều thế hệ. Cứ mỗi dịp đầu năm mới, nhiều người, nhiều gia đình lại tổ chức đi du Xuân để cầu sức khỏe, bình an, may mắn, công việc hanh thông.

Điểm nhấn ngọt ngào

Điểm nhấn ngọt ngào

09 Feb, 06:24 AM

Kinhtedothi - Đến Hà Nội phố bây giờ, không khó để bắt gặp những duyên dáng áo dài trên những phố dài nghiêng nghiêng nắng.

Độc đáo nghi lễ Then của người Tày ở Quảng Ninh

Độc đáo nghi lễ Then của người Tày ở Quảng Ninh

27 Jan, 09:41 PM

Kinhtedothi - Vào tháng Giêng hàng năm, người Tày ở Bình Liêu (Quảng Ninh) lại tổ chức làm Then cúng giải hạn cho các thành viên trong gia đình. Đây là một tập tục không thể thiếu của đồng bào dân tộc Tày nhân dịp năm mới, cầu mong một năm may mắn, an bình, no đủ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ