Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: Không thiếu vaccine chương trình tiêm chủng mở rộng

Kinhtedothi - Đây là khẳng định của ông Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC). Ngoài ra, nếu người dân muốn tiêm dịch vụ nhưng các cơ sở y tế thiếu vaccine hãy đến các Bệnh viện Nhi đồng của TP sẽ có đầy đủ.

Chiều 23/6, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP Hồ Chí Minh tổ chức họp báo thông tin về một số mặt của đời sống trên địa bàn.

Ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, đi kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại quận 8 vào sáng 23/6.

Ông Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc phụ trách HCDC cho biết, đối với vaccine tiêm ngừa các bệnh cho trẻ em có 2 hình thức là tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, hình thức này hoàn toàn miễn phí, và hoàn toàn không thiếu ở các trạm  y tế địa phương. Đối với vaccine tiêm theo dịch vụ, các cơ sở y tế kinh doanh theo cơ chế thị trường, do đó tùy cơ sở có hay không có.

Cũng theo ông Tâm, Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 38/2017/TT-BYT về danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc. Thông tư 38 được áp dụng từ ngày 1/1/2018, đối với 10 bệnh bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR). Cụ thể, các bệnh: Viêm gan virus B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do Haemophilus influenzae týp b, bệnh sởi, bệnh viêm não Nhật Bản B, bệnh rubella.

10 loại vaccien này được tiêm miễn phí. Nếu trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch thì cần đưa trẻ đi tiêm chủng càng sớm càng tốt, nhưng phải đảm bảo phù hợp với đối tượng và hướng dẫn của chương trình TCMR. Việc tiêm chủng theo chiến dịch, hoặc tiêm chủng bổ sung sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong từng trường hợp cụ thể.

Người dân ở phường 7, quận 8 - TP Hồ Chí Minh dọn dẹp để phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Ngoài ra, Thông tư số 38 cũng quy định 8 bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch, gồm: Bệnh bạch hầu, bệnh bại liệt, bệnh ho gà, bệnh rubella, bệnh sởi, bệnh tả, bệnh viêm não Nhật Bản B, bệnh dại.

Đối với trẻ không nằm trong độ tuổi nêu trên thì tiêm dịch vụ. Nếu các cơ sở y tế tiêm dịch vụ thiếu vaccine các loại bệnh nêu trên, thì người dân có thể đến các Bệnh viện Nhi Đồng của TP để tiêm dịch vụ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sau khi ăn tiết canh, nam thanh niên nguy kịch tính mạng

Sau khi ăn tiết canh, nam thanh niên nguy kịch tính mạng

03 Jul, 11:36 AM

Kinhtedothi - Ngày 3/7, Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới T.Ư thông tin, khoa Cấp cứu của BV đang điều trị cho một bệnh nhân nam (30 tuổi, trú tại Hải Phòng) trong tình trạng nguy kịch nghi do nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.

Bộ Y tế quy định 5 điểm mới về kê đơn thuốc 

Bộ Y tế quy định 5 điểm mới về kê đơn thuốc 

02 Jul, 03:59 PM

Kinhtedothi - Thông tư số 26/2025/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có 5 điểm mới.

Bệnh nhân tai nạn giao thông chết não, hiến tạng hồi sinh 5 người bệnh

Bệnh nhân tai nạn giao thông chết não, hiến tạng hồi sinh 5 người bệnh

02 Jul, 11:31 AM

Kinhtedothi - Ngày 2/7, theo thông tin từ Bệnh viện E, đơn vị triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác. Đây là lần thứ 2 Bệnh viện triển khai thành công kỹ thuật lấy đa tạng gồm tim, gan và giác mạc từ người cho chết não.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ