Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Toàn cảnh Lễ hội kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Kinhtedothi - Tối 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), quận Đống Đa tổ chức Lễ hội kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2025) nhằm tôn vinh, tưởng nhớ công lao to lớn của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng nghĩa quân Tây Sơn.
Lễ hội kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2025) nhằm tôn vinh, tưởng nhớ công lao to lớn của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng nghĩa quân Tây Sơn.
Lễ hội Gò Đống Đa năm nay được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 2 - 4/2/2025 (tức từ ngày 5 - 7 tháng Giêng, năm Ất Tỵ 2025) với nhiều hoạt động đặc sắc. Điểm nhấn tại lễ hội chính là Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước”.
Tham dự lễ kỷ niệm có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng…
Lãnh đạo TP Hà Nội dâng hương tại đền thờ Hoàng đế Quang Trung tại Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa.
Các đồng chí lãnh đạo T.Ư và TP Hà Nội tham dự Lễ hội kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2025).
Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định trình bày diễn văn tại lễ kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
Vào mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789, dưới sự chỉ huy tài tình, sáng tạo của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, nghĩa quân Tây Sơn đã tiến công thần tốc, đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh, làm nên chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, giải phóng Kinh thành Thăng Long.
Đây là một chiến công vĩ đại và hiển hách bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta và mãi là niềm tự hào của dân tộc.
Trận Ngọc Hồi - Đống Đa đã chứng tỏ nghệ thuật quân sự tài ba của người "anh hùng áo vải, cờ đào" Quang Trung - Nguyễn Huệ đó là “Thần tốc - Táo bạo - Bất ngờ”. Bằng thắng lợi vĩ đại này, dân tộc ta đã đập tan sự xâm lược của quân Mãn Thanh, giữ vững độc lập dân tộc.
Mở đầu chương trình là tiết mục khai từ: Trống hội - Đất Việt - Tiếng vọng ngàn đời.
Chương trình nghệ thuật gồm 3 chương: chương 1: Anh hùng áo vải; chương 2: Dựng nghiệp bá vương - xây nền độc lập; chương 3: Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước.
Trong đó, chương 1: Anh hùng áo vải với các cảnh diễn nhiễu nhương thời loạn, Tây Sơn tam kiệt, tụ nghĩa dấy binh, Tây Sơn - Bước chân hào kiệt, tái hiện nhà Tây Sơn dựng cơ đồ, đặc biệt giai đoạn từ năm 1771 đến 1783, Nguyễn Huệ đã cùng anh em xây dựng lực lượng khởi nghĩa và trở thành một tướng lĩnh cao cấp, tài ba của quân Tây Sơn.
Chương này cũng tái hiện cảnh quân Tây Sơn mở đầu cuộc khởi nghĩa vũ trang, hạ thành Quy Nhơn và sau đó nhanh chóng giải phóng cả một vùng rộng lớn từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. Đến cuối năm 1775, quân Tây Sơn đã làm chủ cả vùng đất từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Từ đó, Nguyễn Nhạc dồn sức mở những cuộc tấn công vào quân Nguyễn ở Gia Định và giải phóng toàn bộ Gia Định vào năm 1783.
 
Chương 2: Dựng nghiệp bá vương - xây nền độc lập, ở đây khán giả được đến với câu chuyện tình đặc biệt trong lịch sử Việt Nam giữa Quang Trung và công chúa Lê Ngọc Hân.
 
Chương 3: Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước đã khắc họa những thành tựu của quận Đống Đa trong các lĩnh vực, hướng tới hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Đống Đa tới năm 2030 trở thành quận đô thị xanh, thông minh, hiện đại.
 
Điểm nhấn của lễ hội là Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước”. 
Đây là chương trình nghệ thuật đặc sắc được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại mang tới trải nghiệm hình ảnh chân thực sống động, ấn tượng và đưa câu chuyện lịch sử chạm đến mọi giác quan.
Năm nay, Báo Kinh tế & Đô thị là đơn vị bảo trợ truyền thông cho Lễ hội kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2025).
Lễ hội tiếp tục diễn ra đến hết ngày 4/2 (tức ngày 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc. Những hoạt động nằm trong khuôn khổ lễ hội góp phần quảng bá nét đẹp truyền thống của quận Đống Đa nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung đến đông đảo công chúng.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội rực rỡ cờ hoa mừng ngày chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hà Nội rực rỡ cờ hoa mừng ngày chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

01 Jul, 03:58 PM

Kinhtedothi - Hôm nay 1/7, trên khắp phố phường Hà Nội đều rực rỡ cờ hoa, pano, áp phích và các cụm tuyên truyền mang khẩu hiệu thể hiện quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các xã, phường mới. Điều này đã tạo nên không khí hân hoan, tưng bừng khí thế vào bộ máy hành chính tinh gọn, phục vụ Nhân dân tốt hơn và tạo đà phát triển mạnh mẽ...

Chi tiết bản đồ phương án thành lập 126 xã, phường của thành phố Hà Nội

Chi tiết bản đồ phương án thành lập 126 xã, phường của thành phố Hà Nội

01 Jul, 10:00 AM

Kinhtedothi - Từ ngày 1/7/2025, sau khi sắp xếp tổ chức hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, thành phố Hà Nội có 126 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 51 phường và 75 xã. Bản đồ phương án sắp xếp địa giới hành chính của 126 xã, phường mới của TP Hà Nội phản ánh đầy đủ hình thể, ranh giới và sự thay đổi sau khi sắp xếp lại tổ chức hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên toàn địa bàn thành phố.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ