Kinhtedothi - Từ ngày 3/7/2022, các lô hàng bún, miến, phở của Việt Nam xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) không cần bổ sung Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương cấp, và cũng không bị kiểm soát tại cửa khẩu của EU.
Cụ thể, ngày 13/6, EU đã đăng công báo Quy định (EU) 2022/913 ngày 30/5/2022 sửa đổi Quy định mới về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU.
Theo đó, EU đã chính thức đưa các loại bún, miến, phở ra khỏi danh mục quy định yêu cầu bổ sung dụng Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo Phụ lục 2 Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793. Quy định có hiệu lực từ 3/7/2022.
Bún khô xuất khẩu của Việt Nam
EU tiếp tục duy trì việc yêu cầu bổ sung Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, với các lô hàng mỳ ăn liền có nguồn gốc từ Việt Nam trong thành phần có chứa gia vị và một số nguyên liệu, phụ gia khác. EU vẫn tiếp tục duy trì Thanh long trong danh mục yêu cầu bổ sung dụng Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo Phụ lục 2 Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793, với lý do Thanh long vẫn còn nguy cơ cao an toàn thực phẩm, và tần suất các lô hàng bị cảnh báo chưa có nhiều tiến bộ. Các nhóm rau gia vị vẫn bị duy trì tần suất kiểm tra tại biên giới EU là 50%.
Như vậy từ ngày 3/7/2022, các lô hàng bún miến phở xuất khẩu sang EU không cần bổ sung Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương cấp, và cũng không bị kiểm soát tại cửa khẩu của EU. Nhóm mỳ ăn liền chứa gia vị và nước sốt (HS 1902 30 10 30) vẫn cần giấy chứng nhận của Bộ Công Thương.
Kinhtedothi - Tận dụng cơ hội gia tăng đơn hàng xuất khẩu, gia tăng thị phần tại các thị trường Mỹ, EU và Trung Quốc là những giải pháp quan trọng để ngành thủy sản Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu 9 tỷ USD trong năm 2022.
Kinhtedothi - Để hạ nhiệt giá phân bón, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ quy định thống nhất mức thuế xuất khẩu 5% với mặt hàng phân bón, không phân biệt tỷ lệ tài nguyên khoáng sản trong các sản phẩm. Tuy nhiên, đề xuất này đang nhận phải nhiều ý kiến trái chiều.
kinhtedothi - Tối 7/6, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Phòng Thương mại Italia tại Việt Nam tổ chức Hội nghị Kết nối DN sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực TP Hà Nội với DN Italia.
Tháng 1/2025 rơi vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn đạt trên 774 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, thị trường Trung Quốc tiếp tục đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy sự tăng trưởng chung của ngành.
Từ ngày 18/2/2025, theo Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các mặt hàng nhập khẩu có giá trị nhỏ sẽ không còn được miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT). Đây là một bước đi quan trọng nhằm đảm bảo tính công bằng trong hệ thống thuế.
Kinhtedothi - Hàng ngàn sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của các làng nghề truyền thống Hà Nội đang quy tụ tại khuôn viên Hoàng Thành Thăng Long. Đây được xem là sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ lớn nhất từ trước đến nay của TP Hà Nội.
Kinhtedothi - Đến cuối năm 2025, Ninh Thuận phấn đấu có 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận OCOP, trong đó có thêm 2-5 sản phẩm đạt 4 sao; 1-2 sản phẩm chăn nuôi đạt chuẩn OCOP từ 3-4 sao.
Kinhtedothi - Sau khi Thủ tướng Chính phủ duyệt Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa vào ngày 24/1/2025, ngành nông nghiệp đang khẩn trương tham mưu tỉnh xây dựng các chính sách để khuyến khích chuyển đổi sang nuôi biển công nghệ cao và sử dụng vật liệu mới.