Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tin tức kinh tế ngày 24/8: đảm bảo nguồn cung thịt lợn đến cuối năm

Kinhtedothi – Giá vàng tăng mạnh; đảm bảo nguồn cung thịt lợn đến cuối năm; dự báo nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng mạnh vào năm 2050… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 24/8.

Giá vàng tăng mạnh

Giá vàng thế giới trong ngày 24/8 giao ngay ở 2.510,86 USD/ounce, tăng 26,21 USD so với giá vàng ngày hôm qua.

Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào chiều ngày 24/8, giá vàng SJC trong nước niêm yết ở mức 79 - 81 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), ổn định ở cả chiều mua vào và bán ra so với phiên cùng giờ ngày hôm qua.

Giá vàng SJC tại DOJI đang được mua vào ở mức 79 - 81 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), ổn định ở cả chiều mua vào và bán ra so với phiên cùng giờ ngày hôm qua.

Giá vàng nhẫn tròn tại Bảo Tín Minh Châu ở mức 77,23 - 78,43 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/kg ở cả chiều mua vào và bán ra so với phiên cùng giờ ngày hôm qua.

Đảm bảo nguồn cung thịt lợn đến cuối năm

Hiện các đơn vị đang nỗ lực đảm bảo nguồn cung thịt lợn đến cuối năm nay. Từ tháng 5, thịt lợn đã tăng 20.000 - 30.000 đồng/kg. Bước vào quý III, giá thịt lợn đã có chiều hướng giảm.

Tin tức kinh tế ngày 24/8: đảm bảo nguồn cung thịt lợn đến cuối năm. Ảnh minh hoạ.

Để đảm bảo cân đối nguồn cung cầu, nhất là dịp Tết Nguyên đán, nguồn cung thịt lợn sẽ phải tăng thêm từ 10 đến 15%. Vì thế đây là thời điểm các đơn vị chăn nuôi tập trung tái đàn.

Tại hội nghị phát triển chăn nuôi lợn bền vững vừa được Bộ NN&PTNT tổ chức, nhiều giải pháp đã được đưa ra để giá thịt lợn không tăng quá cao dịp cận tết. Theo đó, ngành nông nghiệp sẽ Kiểm soát kĩ nguồn thịt lợn nhập khẩu, không để hàng giá rẻ kém chất lượng làm lũng loạn thị trường. Cùng với đó là phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống buôn lậu dịp cuối năm.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Thông tin được đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra tại họp báo thường kỳ, cho biết về tình hình kinh tế thương mại giữa 2 nước.

Theo đó, sầu riêng, thanh long của Việt Nam rất được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng, lượng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam chiếm khoảng 1/5 tổng lượng nông sản nhập khẩu từ ASEAN. Việt Nam cũng là điểm đến đầu tư nước ngoài quan trọng của Trung Quốc với các dự án năng lượng, hợp tác kinh tế xanh. Thời gian tới, Bộ Thương mại Trung Quốc triển khai nhiều giải pháp để nâng cấp hợp tác kinh tế, thương mại giữa 2 nước như: tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp 2 bên; thúc đẩy kinh tế số và phát triển xanh.

Dự báo nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng mạnh vào năm 2050

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg ở New York, ông Greg Ebel, Tổng giám đốc điều hành của công ty đường ống Enbridge của Canada cho biết nhu cầu dầu vào năm 2050 sẽ cao hơn nhiều so với 100 triệu thùng/ngày và có thể vượt qua 110 triệu thùng/ngày.

Điều này trái ngược với dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Cơ quan này cho rằng nhu cầu sẽ giảm xuống còn 97 triệu thùng/ngày vào năm 2050.

Ông Ebel cho rằng: “Kinh tế phát triển, và đặc biệt là ở các nước đang phát triển, mọi người vẫn cho rằng dầu là loại năng lượng nhẹ, mật độ năng lượng cao, hiệu quả và rẻ thì có lợi hơn. Và điều đó dẫn đến việc sử dụng nhiều dầu hơn”.

Dự báo của Enbridge gần giống với dự báo của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ là 116 triệu thùng/ngày vào năm 2045.

15 triệu tỷ đồng tiền gửi trong ngân hàng

Tiền gửi của người dân và các tổ chức vào hệ thống ngân hàng đã đạt khoảng 15 triệu tỷ đồng. Đây là một lượng vốn dồi dào và sẽ được hệ thống ngân hàng cung cấp ra nền kinh tế thông qua hoạt động cho vay hay còn gọi là tín dụng. Thế nhưng, con số 15 triệu tỷ đồng này cũng phản ánh tiết kiệm ngân hàng vẫn là kênh đầu tư mà nhiều người dân lựa chọn.

Dù lãi suất huy động hiện đã đuợc nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng nhẹ, từ 0,1- 0,3%/năm, nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp. Chủ yếu vẫn dưới 5,5%/năm. Nhưng, nhiều người vẫn lựa chọn gửi tiết kiệm ngân hàng. Thấp nhưng ổn định và chắc chắn là lí do chính của nhiều người khi chọn ngân hàng để gửi tiền.

Trong tổng số khoảng 15 triệu tỷ đồng hiện đang được gửi vào ngân hàng, tiền gửi từ cư dân đạt 7,2 triệu tỷ đồng và con số này còn tiếp tục gia tăng khi lãi suất tiền gửi ngân hàng liên tục tăng trong mấy tháng qua đã kích thích dòng tiền chảy trở lại vào hệ thống ngân hàng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

03 Jul, 07:47 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã làm rõ thêm các nội dung liên quan đến việc tính đến cuối tháng 5 năm 2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

03 Jul, 06:36 AM

Kinhtedothi- 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024. Kết quả này được đánh giá là khá tích cực trước những tác động bên ngoài căng thẳng địa chính trị và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ