Kinhtedothi - Phía Nga đã phản ứng rất mạnh mẽ về toan tính của Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO trong thời gian tới. Phần Lan và Thụy Điển thúc đẩy quá trình xem xét gia nhập NATO do bị tác động bởi chiến sự ở Ukraine giữa Nga và Ukraine.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cùng Ngoại trưởng hai nước Thụy Điển và Phần Lan. Ảnh: AP
Nhưng cũng vì cuộc chiến này mà việc NATO có thêm thành viên mới ở vùng biên giới giáp Nga càng thêm nhạy cảm về mọi phương diện chính sách đối với Nga và khiến cho Nga không thể không cảm nhận càng thêm bị NATO đe dọa, bao vây về an ninh.
Ở đây có tình trạng nghịch lý về an ninh rất đặc biệt. Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO để có được sự đảm bảo an ninh của NATO và tin rằng chỉ có NATO mới có thể răn đe Nga không tấn công họ. Phần Lan có đường biên giới chung rất dài với Nga.
Sau khi nước này gia nhập NATO mà Nga lại coi NATO là mối đe dọa an ninh, Nga chắc chắn sẽ triển khai quân đội và thậm chí cả vũ khí hạt nhân nữa ở vùng biên giới với Phần Lan. Thụy Điển ở cách biên giới này có bao xa đâu. Không phải là nghịch lý sau khi hai nước này tìm kiếm sự đảm bảo an ninh chắc chắn hơn thì lại trả giá bằng thách thức, hoặc thậm chí cả mối đe dọa an ninh trực tiếp hơn.
Mặt khác, việc Thụy Điển và Phần Lan dồn bước trên con đường gia nhập NATO tác động trực tiếp đến tương lai chính trị và an ninh của Ukraine, tức là tới kết cục cuối cùng của cuộc chiến hiện tại ở Ukraine giữa Nga và Ukraine. Phía Nga chắc chắn sẽ càng kiên quyết không để cho Ukraine, Grudia hay nước cộng hòa nào khác thuộc Liên Xô trước đây gia nhập NATO.
Nga chắc chắn sẽ chỉ dừng hoạt động quân sự ở Ukraine hay chấp nhận giải pháp chính trị hòa bình với Ukraine khi đảm bảo là Ukraine không những chỉ không đe dọa an ninh của Nga mà còn NATO cũng không thể sử dụng Ukraine để thách thức hay đe dọa an ninh của Nga.
Tiêu chí giải pháp của Nga chắc chắn sẽ là Ukraine chỉ còn có được tiềm lực quân sự hạn chế và phải trung lập. Không phải nghịch lý sau khi Ukraine muốn gia nhập NATO để được đảm bảo an ninh thì phải chấp nhận trung lập với NATO để có được an ninh?
Kinhtedothi - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 7/4 nói rằng nếu Phần Lan và Thụy Điển tham gia NATO, Nga sẽ phải tái cân bằng tình hình bằng các biện pháp riêng.
Kinhtedothi -Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong tuần này nói rằng Thụy Điển và Phần Lan "có thể dễ dàng trở thành thành viên của liên minh quân sự nếu họ quyết định đăng ký gia nhập".
Kinhtedothi - Thứ trưởng Ngoại giao Nga cảnh báo các phương tiện vận chuyển vũ khí của Mỹ và NATO vào Ukraine sẽ được Moscow xem là mục tiêu quân sự hợp pháp.
Kinhtedothi - Trong một động thái ngoại giao đáng chú ý, Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận bước đầu về việc khởi động các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine.
Kinhtedothi - Giới chức châu Âu đã nỗ lực tìm lại vị thế qua việc tổ chức hội nghị khẩn cấp về Ukraine tại Paris, song sự chia rẽ nội bộ và áp lực từ bên ngoài khiến tương lai của lục địa này trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Kinhtedothi – Những động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là trong vấn đề Ukraine và mối quan hệ với Nga, khiến các đồng minh châu Âu lo ngại về tương lai của liên minh xuyên Đại Tây Dương.
Kinhtedothi - Tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã cáo buộc các nhà lãnh đạo châu Âu về việc kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận và không kiểm soát được vấn đề nhập cư.
Kinhtedothi - Từ Gaza đến Greenland, Tổng thống Donald Trump đã thử nghiệm những chiến lược địa chính trị đầy tham vọng. Dù kết quả mang lại là trái ngược nhau, cả hai đều cho thấy cách ông định hình lại quyền lực của Mỹ trên trường quốc tế.