Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thực phẩm nếu ăn vào khiến bạn hối hận cả đời

Kinhtedothi - Cà chua xanh, khoai tây mọc mầm... nếu trong nhà bạn có các loại thực phẩm này thì hãy bỏ ngay vào thùng rác để an toàn cho sức khỏe.

Các loại hạt đắng, đồ ăn mốc

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Nếu vô tình ăn phải các loại hạt như hạnh nhân, óc chó,... có vị đắng, bạn nên lập tức nhổ ra ngay và súc miệng ngay nếu không có thể nhiễm chất độc aflatoxin. Ngoài các hạt đắng, aflatoxin có thể tồn tại trong lạc mốc, ngô mốc, gạo mốc,… 

Aflatoxin đã được xác định là chất gây ung thư loại 1 bởi Viện nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới. Nó độc hại gấp 68 lần so với asen, chỉ đứng sau botulinum, ăn phải aflatoxin dù chỉ lượng nhỏ cũng có thể gây tổn thương gan, làm tăng nguy cơ ung thư.

Điều đáng sợ hơn nữa là tính ổn định của aflatoxin rất mạnh và rất khó để tiêu diệt nó ở nhiệt độ chung, nếu muốn loại bỏ hoàn toàn phải sử dụng nhiệt độ 100°C trong 20 giờ khử trùng.

Cà chua xanh

Tương tự như khoai tây mọc mầm, cà chua xanh không chỉ có vị đắng, mà còn chứa solanine.  Hàm lượng solanin trong cà chua xanh dao động từ 9-32mg/100g, trong cà chua chín khoảng 0-0,7mg/100g. Cà chua càng chín thì càng chứa ít solanine.

Khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát. Nếu ăn nhiều có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… và khi cà chua chín thì độc tố này đã bị phân hủy.

Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng solanine trong quá trình chế biến cà chua xanh cho thấy cà chua xanh muối chua ngọt còn khoảng 90% tổng số solanine ban đầu vì solanine không bị hủy trong acid. Cà chua xanh được đem làm mứt còn lại khoảng 45% số lượng solanine ban đầu.

Mía mốc

Mía sau khi thu hoạch nếu không được bảo quản đúng cách thì chắc chắn sẽ xuất hiện nấm mốc. Nấm Arthrinium trong mía bị mốc có thể tạo ra axit 3-nitropropionic và 0,5 gam có thể gây ra phản ứng ngộ độc.

Khoai tây mọc mầm

Trong khoai tây có một chất độc alkaloid tự nhiên - solanine. Trong điều kiện bình thường, hàm lượng solanine cực kỳ thấp. Nhưng nếu khoai tây mọc mầm thì hàm lượng solanine trong mầm rất cao. Các triệu chứng ngộ độc solanine chủ yếu gồm buồn nôn, tê miệng và lưỡi, tiêu chảy... và nó sẽ gây hại cho đường tiêu hóa.

Khoai lang đốm đen

Không nên mua và ăn khoai lang có đốm đen. Vi khuẩn đốm đen không dễ bị nhiệt độ cao tiêu diệt, có thể sinh ra chất độc xeton và cồn xeton. Những chất này chủ yếu gây tổn thương cho gan, gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy và sốt, trường hợp nặng có thể chảy máu và sốc.

Gừng mốc

Gừng để quá lâu dễ bị hư hỏng và mốc, sản sinh ra chất Safrole với hàm lượng cao. Chất này đã được WHO đưa vào danh sách các chất gây ung thư nhóm 2B. Nói chung, trong gừng tươi thì Safrole chỉ chiếm một lượng rất nhỏ, không gây hại cho cơ thể người. Nhưng một khi gừng bị mốc, thối thì hàm lượng Safrole tăng mạnh, ăn lâu dài sẽ tăng nguy cơ ung thư.

Mộc nhĩ ngâm nhiều ngày

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet 

Thông thường chúng ta hay ngâm mộc nhĩ khô vào nước trước khi nấu nướng. Tuy nhiên, cần phải lưu ý nếu ngâm mộc nhĩ quá lâu, sẽ xảy ra hiện tượng biến chất, sản sinh một loại vi khuẩn là Pseudomonas syringae, loại vi khuẩn này sẽ sản sinh chất độc có tên gọi BA.

“BA” là một chất độc gây tử vong và thậm chí sau khi đun nhiều lần trong nước sôi, chất độc vẫn tồn tại. Thời gian ủ độc của nó lên đến ba ngày. Hầu hết bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đột ngột từ nửa ngày đến một ngày. Lúc đầu, sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và sau đó xuất hiện sưng gan và thậm chí là hoại tử gan.

Bộ Y tế cảnh báo, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè

Bộ Y tế cảnh báo, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội kiểm soát chặt an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025

Hà Nội kiểm soát chặt an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025

18 Feb, 03:31 PM

Kinhtedothi - Hiện nay là thời điểm sôi động của mùa lễ hội Xuân 2025. Nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP) và xảy ra sự cố ATTP vẫn có thể xảy ra ở các khâu của chuỗi thực phẩm tại các địa phương, đặc biệt những nơi có tổ chức lễ hội, tập trung đông người.

Hà Nội kiểm tra an toàn thực phẩm tại phủ Tây Hồ

Hà Nội kiểm tra an toàn thực phẩm tại phủ Tây Hồ

13 Feb, 04:13 PM

Kinhtedothi – Ngày 13/2, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 về an toàn thực phẩm (ATTP) của Hà Nội đã kiểm tra công tác đảm bảo ATTP tại các cơ sở dịch vụ ăn uống phục vụ quanh phủ Tây Hồ trên địa bàn quận Tây Hồ.

Hà Nội: hôn mê vì ngộ độc rượu

Hà Nội: hôn mê vì ngộ độc rượu

12 Feb, 10:59 AM

Kinhtedothi - Ông L.Q.Đ., 61 tuổi (Mê Linh, Hà Nội) thường xuyên mua và uống rượu không rõ nguồn gốc. Dịp Tết Nguyên đán 2025, ông Đ. uống rượu liên tục nhưng không ăn uống gì, được phát hiện rối loạn ý thức nên người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư.

Kiểm tra ATTP điểm phục vụ kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XV

Kiểm tra ATTP điểm phục vụ kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XV

11 Feb, 05:59 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/2, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) do Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Hà Nội Đặng Thanh Phong làm Trưởng đoàn phối hợp với các đơn vị kiểm tra ATTP tại 5 điểm phục vụ kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ