Kinhtedothi - Thủ tướng Australia Scott Morrison cáo buộc Bắc Kinh có "hành động đe dọa" sau khi tàu hải quân Trung Quốc chiếu tia laser vào máy bay giám sát quân sự của Australia.
Bộ Quốc phòng Australia cho biết, một máy bay tuần tra hàng hải P-8A Poseidon hôm 17/2 khi bay qua khu vực biển phía bắc, đã bị chiếu tia laser từ tàu Hải quân-Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA-N), có khả năng "sát thương".
Thủ tướng Australia Scott Morrison. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Morrison cho biết chính phủ của ông sẽ yêu cầu câu trả lời từ Bắc Kinh. “Tôi chỉ có thể nhìn nhận đây là hành động đe dọa, vô cớ, không chính đáng," ông Morrison cho biết trong một cuộc họp báo. "Australia sẽ không bao giờ chấp nhận những hành động đe dọa như vậy."
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Peter Dutton gọi vụ việc là "một hành động hung hăng" diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Australia.
Bộ trưởng Dutton nói với kênh truyền hình Sky News: “Tôi nghĩ chính phủ Trung Quốc cho rằng sẽ không ai lên tiếng về những hành vi bắt nạt hung hăng này. Chúng tôi đang thấy các dạng thức khác nhau của nó ngay trong khu vực và ở nhiều nơi trên thế giới."
Bộ Quốc phòng Australia cho biết, thời điểm xảy ra vụ việc, tàu Trung Quốc đang đi về phía đông cùng với một tàu PLA-N khác qua biển Arafura. Bờ biển này nằm giữa bờ biển phía bắc của Australia và bờ biển phía nam New Guinea.
Mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của Canberra - đã lao dốc sau khi Canberra cấm Tập đoàn Công nghệ Huawei của Trung Quốc hoạt động tại thị trường băng thông rộng 5G của Australia vào năm 2018 cùng với những thúc giục điều tra về nguồn gốc Covid-19 từ phía Canberra.
Kinhtedothi - Vụ thách thức các quy tắc biên giới liên quan tới Covid-19 từ nam vận động viên quần vợt số 1 thế giới Novak Djokovic, mặt khác cũng là một bài kiểm tra ý chí chính trị của ông Morrison.
Kinhtedothi - Trong một động thái ngoại giao đáng chú ý, Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận bước đầu về việc khởi động các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine.
Kinhtedothi - Giới chức châu Âu đã nỗ lực tìm lại vị thế qua việc tổ chức hội nghị khẩn cấp về Ukraine tại Paris, song sự chia rẽ nội bộ và áp lực từ bên ngoài khiến tương lai của lục địa này trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Kinhtedothi – Những động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là trong vấn đề Ukraine và mối quan hệ với Nga, khiến các đồng minh châu Âu lo ngại về tương lai của liên minh xuyên Đại Tây Dương.
Kinhtedothi - Tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã cáo buộc các nhà lãnh đạo châu Âu về việc kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận và không kiểm soát được vấn đề nhập cư.
Kinhtedothi - Từ Gaza đến Greenland, Tổng thống Donald Trump đã thử nghiệm những chiến lược địa chính trị đầy tham vọng. Dù kết quả mang lại là trái ngược nhau, cả hai đều cho thấy cách ông định hình lại quyền lực của Mỹ trên trường quốc tế.