Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tạt axit gây chết người, cần có chế tài cao hơn cho hành vi bất nhân

Kinhtedothi – Do mâu thuẫn, một thanh niên lấy axit tạt vào các bạn nhậu khiến 2 người tử vong. Những vụ tạt axit xảy ra trong thời gian qua không ít, nạn nhân thường phải mang thương tật suốt đời. Vậy hành vi tạt axit vào người khác bị xử lý thế nào?

Ngày 25/5, Công an quận 7 đã tạm giữ đối tượng Đặng Hoàng Toàn (SN 1988), đồng thời phối hợp Công an TP Hồ Chí Minh điều tra, xử lý đối tượng này vì đã tạt axit vào nhóm bạn nhậu, khiến 2 người tử vong, một số nạn nhân khác vẫn đang nằm điều trị tại Khoa Mắt - Bệnh viện Chợ Rẫy.

Luật sư Trần Thị Ánh nói về hành vi tạt axit vào người khác.

Trước đó, sau giờ làm việc ở Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) vào chiều 22/5, nhóm công nhân trong đó có Đặng Hoàng Toàn về nhà trọ trong hẻm 502 Huỳnh Tấn Phát (phường Bình Thuận, quận 7), ngồi nhậu. Đến tối cùng ngày, xảy ra cự cãi nên Toàn bỏ về trước, tuy nhiên sau đó Toàn cầm theo dao và đem theo một can nhựa chứa axit quay lại chỗ nhậu, tạt thẳng vào bàn nhậu khiến nhiều người bị phỏng. Trong số đó, ông N.H.L (SN 1980) bị phỏng nặng nhất, sau khi được đưa vào bệnh viện để cấp cứu thì ông L qua đời.

Một số nạn nhân khác, dù được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy tận tình cứu chữa, nhưng sau đó ông Đ.N.V. (SN 1986, quê huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) cũng tử vong vào rạng sáng ngày 24/5. Hiện vẫn còn một số nạn nhân của vụ tạt axit, đang được điều trị tại bệnh viện.

Nạn nhân trong vụ bị tạt axit ở quận 7 (TP Hồ Chí Minh), đang được cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Vậy hành vi tạt axit làm người khác tử vong phạm tội gì? Bị xử lý ra sao? Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế và Đô thị, luật sư Trần Thị Ánh (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh), phân tích, hành vi tạt axit là hành vi hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sự sống của con người trong hiện tại và tương lai.

Nhiều nạn nhân tuy sống nhưng suốt đời tàn phế đau đớn mặc cảm về thể xác lẫn tinh thần, trong khi đó những kẻ thủ ác hầu hết chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”, không phải tội “Giết người”, làm cho dư luận phản đối lên án…

Tuy nhiên để xử về tội “Giết người”, còn phải tùy theo tính chất mức độ hành vi thực hiện của kẻ phạm tội. Đó là hành vi khách quan chứa đựng khả năng nguy hiểm có thể chết người như tạt vào vị trí hiểm, dùng loại axit có nồng độ đậm đặc; hoặc về ý thức chủ quan, phạm tội quyết liệt đến cùng thể hiện việc cố ý tước đoạt tính mạng nạn nhân…

Như đã nói, tội “Giết người” là hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân, có khung hình phạt cao nhất là tử hình theo điều 123 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Trong khi đó, tội “Cố ý gây thương tích” hoặc “Gây tổn hại cho sức khỏe của nguời khác” quy định có khung hình phạt cao nhất là chung thân (khoản 5 điều 134 BLHS).

“Tóm lại hành vi tạt axit tuy nguy hiểm và để lại di chứng khôn lường, nhưng chỉ được xem là tội phạm giết người khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại điều 123 BLHS năm 2015. Ngoài ra, còn tùy theo động cơ, tính chất, mức độ để áp dụng tội danh khác theo BLHS”, luật sư Trần Thị Ánh phân tích.

 Bệnh viện ung bướu khám bệnh từ 5 giờ sáng để giảm tải

Bệnh viện ung bướu khám bệnh từ 5 giờ sáng để giảm tải

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Việt Nam lần đầu ghép tim nhân tạo

Việt Nam lần đầu ghép tim nhân tạo

17 Apr, 02:51 PM

Hà Nội- Người phụ nữ 46 tuổi suy tim giai đoạn cuối, được bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghép tim nhân tạo bán phần để duy trì sự sống.

Hà Nội dự kiến giảm 50% xã, phường

Hà Nội dự kiến giảm 50% xã, phường

04 Apr, 10:07 AM

Hà Nội xây dựng phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến giảm khoảng 50% so với hiện tại, từ 526 phường, xã, thị trấn, xuống còn khoảng 263 đơn vị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ