Tạo sự đồng thuận nội dung đề xuất trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Để Luật Thủ đô được sự đồng thuận của các đại biểu Quốc hội và Quốc hội thông qua với cơ chế đặc thù, vượt trội, UBND thành phố yêu cầu trong thời gian tới, các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố tiếp tục phối hợp với các cơ quan trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học để xây dựng báo cáo giải trình, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) theo ý kiến của đại biểu Quốc hội.
UBND thành phố yêu cầu Giám đốc các sở, ban ngành thành phố chịu trách nhiệm trước lãnh đạo thành phố về nội dung đề xuất trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và tham gia giải trình, bảo vệ nội dung đề xuất tại Quốc hội vào kỳ họp thứ bảy (tháng 5/2024). Phân công một lãnh đạo sở, một lãnh đạo cấp phòng có am hiểu về nội dung đề xuất tham gia các hoạt động chỉnh lý dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật Thủ đô liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, bảo đảm ổn định, xuyên suốt từ nay đến khi Quốc hội thông qua Luật.
Các đơn vị chỉ đạo bộ phận chuyên môn rà soát, bổ sung các quy định nội dung đề xuất; xây dựng báo cáo giải trình cụ thể từng nội dung đề xuất gồm: Căn cứ và sự cần thiết đề xuất, quy định pháp luật hiện hành, nội dung đề xuất, tác động của việc đề xuất đối với sự phát triển của thành phố, việc triển khai sau khi được Quốc hội thông qua.... theo các ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu (tháng 10/2023) để chuẩn bị giải trình trực tiếp tại Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ bảy (tháng 5/2024).
Các sở, ban ngành thành phố bố trí các điều kiện cần thiết và chủ động liên hệ với bộ chuyên ngành theo ngành dọc, tổ chức làm việc xin ý kiến bằng văn bản, tạo sự đồng thuận và thống nhất nội dung đề xuất trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) của đơn vị. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp - cơ quan thường trực chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và các chuyên gia của thành phố trong việc cung cấp thông tin, số liệu trong việc xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách bổ sung với các giải pháp mới phát sinh tại dự thảo Luật bảo đảm chính xác, kịp thời.

Lồng ghép nội dung tăng cường đối ngoại Nhân dân trong Luật Thủ đô (sửa đổi)
Kinhtedothi-Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến giao Ban Soạn thảo, Sở Tư pháp và cơ quan liên quan khi xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) nghiên cứu thiết kế lồng ghép nội dung tăng cường đối ngoại Nhân dân trong một Điều của dự thảo mới, phù hợp Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị.

Sửa Luật Thủ đô: Bảo tồn, cần chính sách đặc thù, “vượt trước” về văn hóa
Kinhtedothi - Phát triển văn hóa là 1 trong 9 nhóm chính sách được đề xuất sửa đổi, bổ sung trong Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều nội dung mới, nhằm giúp Hà Nội có cơ chế vượt trội, đặc thù để bảo tồn cũng như phát huy được bản sắc văn hóa của Thủ đô.

Sửa đổi Luật Thủ đô: Bảo đảm tính minh bạch trong quy hoạch sử dụng đất
Kinhtedothi - Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các luật sư cho rằng, việc quy hoạch sử dụng đất cần phải bảo đảm lấy ý kiến cộng đồng. Điều này cần phải được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô và đảm bảo thực hiện trên thực tế.