Kinhtedothi - Sáng 1/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) và Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội nghị “Kỹ năng đàm phán trong thương mại quốc tế, hướng dẫn xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam”.
Tại hội nghị, đại diện một số doanh nghiệp ngành gốm sứ chia sẻ, trong những năm gần đây, thị phần xuất khẩu gốm sứ sụt giảm. Nguyên nhân do phải cạnh tranh giá thành với hàng Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan; đồng thời, kỹ năng đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu chưa chuyên nghiệp nên thường đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Do đó, các doanh nghiệp mong muốn được học hỏi nhiều hơn những kỹ năng đàm phán, phòng vệ thương mại qua đó tăng kim ngạch xuất khẩu.
Đại diện doanh nghiệp trao đổi với chuyên gia về phòng vệ thương mại. Ảnh: Hoài Nam
Theo Phó Giám đốc HPA Nguyễn Thị Mai Anh, để hỗ trợ doanh nghiệp trong đàm phán với đối tác quốc tế, HPA và Cục Phòng vệ Thương mại sẽ tập trung cung cấp các kiến thức về đàm phán trong giao dịch thương mại, kỹ năng ký kết hợp đồng. Qua đó nâng cao nhận thức, hiểu biết của doanh nghiệp, hiệp hội về các biện pháp phòng vệ thương mại một cách chủ động, hiệu quả.
Tại hội nghị, TS Hoàng Hải Yến (trường Đại học Ngoại thương) chia sẻ những nội dung về lý luận, kỹ thuật đàm phán trong giao dịch thương mại; Tổng quan về những biện pháp phòng vệ thương mại trong quá trình thực thi các FTA và pháp luật của Việt Nam. Đồng thời hướng dẫn xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam duy trì và thúc đẩy xuất khẩu một cách bền vững và hiệu quả. Đồng thời giảm thiểu tác động bất lợi từ các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài, bảo đảm sự cạnh tranh cạnh tranh so với hàng hóa xuất khẩu của các quốc gia khác.
Kinhtedothi - Thời gian gần đây, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng nhưng doanh nghiệp đang phải đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ngày càng tăng. Để bảo vệ ngành sản xuất trong nước, Bộ Công Thương cần đẩy mạnh các hoạt động cảnh báo sớm, chống gian lận xuất xứ.
Kinhtedothi - Ngày 1/8/2022, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1514/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanma.
Kinhtedothi - Xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam đã và đang phải đối diện với các rào cản thương mại, nhiều vụ điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) do các thị trường quốc tế đẩy mạnh các biện pháp bảo hộ.
Tháng 1/2025 rơi vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn đạt trên 774 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, thị trường Trung Quốc tiếp tục đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy sự tăng trưởng chung của ngành.
Từ ngày 18/2/2025, theo Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các mặt hàng nhập khẩu có giá trị nhỏ sẽ không còn được miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT). Đây là một bước đi quan trọng nhằm đảm bảo tính công bằng trong hệ thống thuế.
Kinhtedothi - Hàng ngàn sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của các làng nghề truyền thống Hà Nội đang quy tụ tại khuôn viên Hoàng Thành Thăng Long. Đây được xem là sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ lớn nhất từ trước đến nay của TP Hà Nội.
Kinhtedothi - Đến cuối năm 2025, Ninh Thuận phấn đấu có 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận OCOP, trong đó có thêm 2-5 sản phẩm đạt 4 sao; 1-2 sản phẩm chăn nuôi đạt chuẩn OCOP từ 3-4 sao.
Kinhtedothi - Sau khi Thủ tướng Chính phủ duyệt Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa vào ngày 24/1/2025, ngành nông nghiệp đang khẩn trương tham mưu tỉnh xây dựng các chính sách để khuyến khích chuyển đổi sang nuôi biển công nghệ cao và sử dụng vật liệu mới.