Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sai lầm khi tập thể dục vào buổi sáng dễ dẫn tới đột quỵ và cách phòng tránh

Kinhtedothi - Sau một giấc ngủ dài, cơ thể đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi nên việc vận động sẽ làm tăng tuần hoàn máu. Do đó, đây là thời điểm tốt để bạn kích thích hô hấp và hệ cơ, tạo sự hứng khởi cho một ngày mới. Tuy nhiên, có một số sai lầm dưới đây có thể khiến bạn dễ bị đột quỵ.

Không khởi động mà bước vào tập luyện cường độ cao ngay

Đây là lỗi nhiều người hay mắc phải, đặc biệt là những người đã có thói quen chạy bộ lâu năm. Họ nghĩ rằng cơ thể đã quen với việc chạy nên không cần khởi động. Tuy nhiên, bắt đầu vận động mạnh mà không khởi động kỹ là cực kỳ nguy hiểm.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Với người lớn tuổi, điều này dễ gây tổn thương cơ, khớp, thậm chí ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Sáng sớm, tuần hoàn máu còn chậm, cơ, khớp, dây chằng còn kém linh hoạt, nếu không khởi động, máu và oxy khó lưu thông kịp thời đến toàn thân. Khi vận động đột ngột, cơ thể dễ gặp tình trạng quá tải tim, chuột rút, chấn thương cơ bắp. Với người lớn tuổi, hệ tim mạch đã suy yếu, dễ dẫn đến loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đột tử.

Khởi động giúp đánh thức hệ vận động, tăng nhịp tim dần, thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp cơ bắp và khớp vận hành trơn tru hơn, giảm nguy cơ chấn thương.

Cách phòng tránh: Để giảm nguy cơ đột quỵ, người tập nên khởi động từ 5-10 phút trước khi chạy bộ. Các bài khởi động bao gồm các động tác giãn cơ, xoay khớp nhẹ nhàng để cơ thể thích nghi với cường độ vận động sắp tới.

Tập thể dục lúc bụng đói

Tập thể dục vào lúc sớm, đặc biệt khi chưa ăn sáng có thể không tốt cho những người đang muốn tập luyện cường độ cao. Cơ bắp hoạt động hiệu quả nhất khi được cung cấp đủ carbohydrate (tinh bột). Thức dậy sau một đêm không được ăn uống, cơ thể đang trong tình trạng thiếu năng lượng, thiếu nước và carbohydrate. Việc tập thể dục ngay sẽ khiến cơ bắp phải làm việc để tích trữ chất béo khiến cơ trở nên chậm chạp hơn.

Cách phòng tránh: Nếu đang lên kế hoạch cho một buổi tập cường độ cao và hiệu quả, hãy ăn nhẹ với món giàu carbohydrate từ 15 đến 30 phút trước khi tập luyện để cung cấp năng lượng cho cơ bắp.

Tập luyện quá sức, không lắng nghe tín hiệu cơ thể

Nhiều người cho rằng tập càng lâu, càng nhiều mới tốt, thậm chí mỗi ngày phải cố gắng vượt qua giới hạn bản thân thì mới khỏe hơn...nhưng suy nghĩ này có thể gây hại.

Đặc biệt, với người trung niên và cao tuổi, tập luyện quá sức sẽ làm tim bị quá tải, dễ dẫn đến suy tim, bệnh tim mạn tính trở nặng. Ngoài ra, khớp gối, cổ chân… cũng dễ bị tổn thương, nếu chạy bộ với cường độ cao, lâu dài sẽ khiến khớp bị mòn, dẫn đến thoái hóa khớp sớm.

Cách phòng tránh: Người lớn tuổi nên căn cứ vào thể trạng để điều chỉnh cường độ và thời lượng tập luyện. Nếu sau khi tập luyện cảm thấy mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở, thì nên ngưng hoặc giảm vận động ngay, tránh tập quá sức. Với người chưa từng vận động thường xuyên, nên bắt đầu từ các bài tập ngắn, nhẹ, sau đó mới tăng dần, tránh gây sốc cho cơ thể.

Dừng tập đột ngột, không thả lỏng

Nhiều người chạy xong thấy mồ hôi ướt đẫm người thường ngồi xuống hoặc nằm nghỉ ngay, vì cho rằng như vậy sẽ nhanh phục hồi... nhưng cách làm này cực kỳ sai lầm, đặc biệt với hệ tim mạch và cơ bắp.

Việc dừng vận động đột ngột khiến tuần hoàn máu bị gián đoạn, máu có thể ứ đọng ở chi dưới, gây chóng mặt.

Người lớn tuổi sau khi vận động không nên nghỉ ngơi ngay hoặc để cơ thể lạnh đột ngột, dễ gây rối loạn tuần hoàn, cảm lạnh, làm giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Cách phòng tránh: Sau khi chạy bộ, nên thực hiện các động tác thả lỏng nhẹ nhàng như đi bộ chậm, giãn cơ, giúp cơ thể phục hồi dần.

Bí quyết giúp bạn chăm chỉ tập thể dục buổi sáng

Một trong những vấn đề nhiều người gặp phải khi tập thể dục buổi sáng đó chính là làm sao để hình thành thói quen. Bởi việc dậy sớm không phải ai cũng thực hiện được và đủ kiên trì. Vậy bạn hãy thử những cách sau đây để tăng động lực cho bản thân mình:

- Lập kế hoạch và mục tiêu tập luyện rõ ràng, hãy nhắc nhở bản thân thường xuyên phải thức dậy đúng giờ vào những ngày đã định.

- Cài đặt những bản nhạc tạo hứng khởi và nghe trong quá trình tập luyện.

- Chuẩn bị đầy đủ mọi thứ gồm báo thức, trang phục, dụng cụ tập, thức ăn từ tối hôm trước để sáng hôm sau mọi thứ đều sẵn sàng đợi bạn.

- Hẹn bạn bè, người thân cùng tập luyện để tăng hứng thú và khích lệ tinh thần cho nhau.

- Đi ngủ sớm cùng một sức khỏe tốt để sẵn sàng cho buổi tập sáng hôm sau.

- Tự thưởng cho bản thân sau khi thực hiện được mục tiêu.

Thể dục dụng cụ Việt Nam chạy đà cho SEA Games 33

Thể dục dụng cụ Việt Nam chạy đà cho SEA Games 33

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Những thói quen tập thể dục làm tổn thương khớp sau tuổi 50

Những thói quen tập thể dục làm tổn thương khớp sau tuổi 50

29 Jun, 11:14 AM

Kinhtedothi - Khi bước qua tuổi 50, cơ thể bắt đầu có những thay đổi đáng kể, đặc biệt là hệ xương khớp, việc duy trì tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp duy trì sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ hệ xương khớp hoạt động linh hoạt và dẻo dai hơn. Tuy nhiên, hãy lưu ý tránh 5 lỗi tập luyện phổ biến sau để bảo vệ khớp được dẻo dai, khỏe mạnh.

Ngủ điều hòa cả đêm có gây hại cho sức khỏe?

Ngủ điều hòa cả đêm có gây hại cho sức khỏe?

24 Jun, 05:56 AM

Kinhtedothi - Bật điều hòa cả đêm đem lại cảm giác thoải mái khi đi ngủ sau những ngày dài làm việc, nhất là trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, việc sử dụng máy lạnh nhiều có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là khi ngủ.

Cách giúp thải độc ruột hiệu quả, đơn giản tại nhà

Cách giúp thải độc ruột hiệu quả, đơn giản tại nhà

23 Jun, 05:50 AM

Kinhtedothi - Một đường ruột sạch sẽ hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất, tăng cường miễn dịch và thậm chí cải thiện tâm trạng. Dưới đây là những cách để giải độc và làm sạch đường ruột, bạn có thể tham khảo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ