Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quy định về tiền lương làm thêm 60 giờ/tháng

Kinhtedothi – Tất cả các trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm đều được làm thêm đến 60 giờ trong 1 tháng và được trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.

Bộ LĐTB&XH đã có hướng dẫn sở LĐTB&XH các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 ngày 24/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trọng bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Tất cả các trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm, 60 giờ trong 1 tháng được trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Ảnh: Thanh Hải.

Cụ thể, các sở LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 trên địa bàn quản lý.

Các trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm là các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 và khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động.

Tất cả các trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm đều được làm thêm từ trên 40 giờ đến 60 giờ trong 1 tháng, kể từ ngày 1/4/2022.

Khi tổ chức thực hiện quy định về số giờ làm thêm theo Nghị quyết vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định khác về làm thêm giờ tại Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn của Bộ luật Lao động. Đó là quy định về giới hạn số giờ làm thêm trong ngày, tiền lương phải trả khi làm thêm giờ, các nội dung về sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm, thông báo khi tổ chức làm thêm trên 200 giờ trong 1 năm…

Khi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong 1 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết thì phải thông báo cho sở LĐTB&XH theo quy định tại khoản 4 Điều 107 Bộ luật Lao động và Điều 62 Nghị định số 145/2020/NQQ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Điều 98, Bộ luật Lao động quy định Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm: Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương, tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều 98 còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc ngày nghỉ hằng tuần hoặc ngày nghỉ lễ, tết.

Lương và thu nhập thấp, 35,5% công nhân phải đi vay tiền để sống

Lương và thu nhập thấp, 35,5% công nhân phải đi vay tiền để sống

Giải bài toán tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022

Giải bài toán tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nên nhân rộng để nhiều người được hưởng lợi

Nên nhân rộng để nhiều người được hưởng lợi

19 Feb, 05:58 AM

Kinhtedothi - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội đề xuất hỗ trợ kinh phí đóng BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo và người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 75 tuổi từ 1/1/2026.

Hà Nội: Người có công được hưởng chính sách điều dưỡng gấp 2 lần

Hà Nội: Người có công được hưởng chính sách điều dưỡng gấp 2 lần

18 Feb, 04:34 PM

Kinhtedothi – Với việc thực hiện chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của TP Hà Nội, năm 2025 Hà Nội có 64.791 người có công điều dưỡng phục hồi sức khỏe. Người có công đi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung còn được hỗ trợ tiền khám sức khỏe 1.000.000 đồng/người.

Hà Nội sẽ có ít nhất 2.400 trẻ em được học bơi an toàn

Hà Nội sẽ có ít nhất 2.400 trẻ em được học bơi an toàn

18 Feb, 08:24 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 736/QĐ-UBND phê duyệt nội dung văn kiện và tiếp nhận dự án “Hỗ trợ triển khai các can thiệp hiệu quả và bền vững để phòng chống đuối nước trẻ em” do Tổ chức Campaign for Tobacco-Free Kids, Mỹ tài trợ cho Sở LĐTB&XH Hà Nội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ