Quy định mới về chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công
Theo Nghị định, các hình thức hỗ trợ nhà ở người có công gồm có: tặng nhà (Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng); hỗ trợ khi thuê nhà ở xã hội, nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định tại Điều 100 Nghị định này; hỗ trợ khi mua nhà cũ thuộc sở hữu Nhà nước (không bao gồm tiền sử dụng đất) theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Ngoài ra còn có hình thức hỗ trợ giải quyết cho mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về nhà ở. Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa để ở theo quy định của pháp luật về nhà ở. Hỗ trợ kinh phí để cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới đối với nhà ở tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng theo quy định tại Điều 102 Nghị định này.
Người có công được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo nguyên tắc căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Kết hợp, lồng ghép với các chương trình đầu tư, hỗ trợ khác của T.Ư, địa phương và khuyến khích cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp.
Việc hỗ trợ bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát, phân bổ công bằng, hợp lý các nguồn lực hỗ trợ và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở cũng như pháp luật khác có liên quan.
Các đối tượng người có công được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, gồm có: người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
Ngoài ra còn có thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày; người có công giúp đỡ cách mạng.
Các chính sách đặc thù của Hà Nội giúp người có công nâng cao mức sống
Kinhtedothi - TP Hà Nội có gần 79.000 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng
Kinhtedothi – Mức chuẩn trợ cấp người có công với cách mạng tăng từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng. Cùng với đó, là các chế độ điều dưỡng sức khỏe và chế độ khác dành cho người có công cũng tăng lên từ ngày 1/7/2024.

Quy định mới về tặng quà và nhiều chế độ người có công
Kinhtedothi – Người có công với cách mạng được tặng quà tiền mặt là 1.000.000 đồng và hiện vật trị giá 250.000 đồng. Ngoài ra, người có công được hưởng các chế độ ưu đãi khác như tiền ăn thêm ngày lễ, Tết; hỗ trợ thuốc, điều trị và phục hồi sức khỏe; tiền tàu xe về thăm gia đình...