Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quốc hội thông qua Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, cắt giảm khoảng 30% thủ tục hành chính

Kinhtedothi - Sáng 14/6, với 440/451 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước có 8 Chương, 59 Điều. So với quy định hiện hành, Luật đã cắt giảm khoảng 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp Nhà nước như: Phê duyệt chiến lược kinh doanh 5 năm; Phê duyệt kế hoạch sản xuất - kinh doanh hàng năm; Phê duyệt phương án huy động vốn lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính; trường hợp huy động vốn có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần; khoản vay nước ngoài; Phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao của người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên; Ban hành Điều lệ của doanh nghiệp; Phê duyệt Báo cáo tài chính...

Trước khi Quốc hội biểu quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Ảnh: Quochoi.vn

Về đối tượng áp dụng (Điều 2 dự thảo Luật), có ý kiến đề nghị bổ sung doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp, bao gồm: tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên (không bao gồm bảo hiểm tiền gửi và ngân hàng chính sách); doanh nghiệp có vốn đầu tư của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, vốn điều lệ của các doanh nghiệp thuộc cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được Nhà nước giao nhiệm vụ khi thành lập không chỉ bao gồm vốn nhà nước mà còn sử dụng nhiều nguồn vốn khác. Do đó, việc đưa nhóm doanh nghiệp này vào phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật sẽ không bảo đảm tính thống nhất với mục tiêu và đối tượng điều chỉnh của Luật.

Tuy nhiên, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư, quản lý vốn của các tổ chức nêu trên, dự thảo Luật đã quy định tại Điều 56 và giao Chính phủ quy định chi tiết.

Ngoài ra, để bảo đảm thống nhất trong hệ thống pháp luật, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan rà soát, chỉnh lý, bổ sung nội dung “đầu tư, hỗ trợ” của nhà nước đối với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tại Điều 57 của dự thảo Luật.

Các đại biểu tham gia biểu quyết thông qua Luật tại Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.v

Về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp (Điều 20 dự thảo Luật), Chủ nhiệm Phan Văng Mãi cho biết, có ý kiến đề nghị xem xét không cho phép toàn bộ doanh nghiệp Nhà nước đầu tư bất động sản mà chỉ cho phép doanh nghiệp lớn của Nhà nước được đầu tư lĩnh vực này. Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, doanh nghiệp có vốn Nhà nước được thực hiện các hoạt động kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật và định hướng của Nhà nước với vai trò của chủ sở hữu thông qua điều lệ, chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Do đó, việc quy định không cho phép toàn bộ doanh nghiệp Nhà nước đầu tư bất động sản, chỉ cho phép một số doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn được thực hiện hoạt động đầu tư này sẽ làm hạn chế quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không phù hợp với chủ trương của Đảng về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. "Ủy ban thường vụ Quốc hội xin không quy định nội dung này trong dự thảo Luật" - Chủ nhiệm Phan Văn Mãi nói.

Về chuyển nhượng dự án đầu tư, vốn đầu tư của doanh nghiệp (Điều 21 Dự thảo Luật), tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, nhằm bảo đảm linh hoạt trong tổ chức thực hiện, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh trong thực tiễn nhưng vẫn giữ nguyên yêu cầu về tính công khai, minh bạch, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan rà soát, chỉnh lý khoản 6 Điều 21 Dự thảo Luật và giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Về bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp (Điều 26 Dự thảo Luật), có ý kiến đề nghị bổ sung một khoản vào Điều 26, không áp dụng tiêu chí bảo toàn và phát triển vốn đối với một số doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ chính trị xã hội do Đảng, Nhà nước giao. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu một phần ý kiến của đại biểu Quốc hội và đã chỉ đạo các cơ quan rà soát, chỉnh lý, chuyển nội dung quy định về loại trừ các yếu tố ảnh hưởng tới bảo toàn và phát triển vốn tại khoản 2 Điều 26 về khoản 2 Điều 51 Dự thảo Luật...

Quốc hội quyết nghị thu thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa, nước giải khát có đường

Quốc hội quyết nghị thu thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa, nước giải khát có đường

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

03 Jul, 09:08 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo vận hành chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả với 3 "không để" gồm: Không để người dân, doanh nghiệp nào không được giải quyết thủ tục hành chính hoặc thủ tục kéo dài; không để bất cứ người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc, người bệnh phải được khám chữa bệnh kịp thời, hiệu quả; không để các dự án đang triển khai bị đứt gãy, không có người chịu trách nhiệm, không để lãng phí nguồn lực, bảo đảm thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án lớn.

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

03 Jul, 07:01 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri 17 xã, phường sau Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khoá XV. Hội nghị tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội được thực hiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu các xã, phường.

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

03 Jul, 04:22 PM

Kinhtedothi - Ngày 3/7, giới thiệu những nội dung mới của Luật Cán bộ, công chức tại cuộc họp báo do Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, từ 1/7, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo chất lượng, hiệu quả công việc (KPI).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ