Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quốc hội thông qua cơ chế đột phá cho Trung tâm Tài chính quốc tế tại Việt Nam

Kinhtedothi- Sáng 27/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam. Nghị quyết này quy định về việc thành lập, hoạt động, quản lý, giám sát và các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng đối với Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Việt Nam đặt mục tiêu thành lập trung tâm tài chính quốc tế trong năm 2025, đặt tại TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng. Đến năm 2035, trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam thuộc nhóm 75 trung tâm hàng đầu thế giới và tốp 20 đến 2045.

Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng được xây dựng trên cơ sở thống nhất về hoạt động, quản lý, giám sát; có định hướng phát triển sản phẩm riêng biệt, phát huy thế mạnh của từng TP; đảm bảo sự công bằng, tương hỗ lẫn nhau, hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu, nâng tầm vị thế của Việt Nam trong mạng lưới tài chính toàn cầu, gắn với động lực tăng trưởng kinh tế.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tại Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, Chính phủ đã khảo sát, tổ chức nhiều hội thảo tham vấn ý kiến các định chế tài chính lớn, các nhà đầu tư, chuyên gia trong nước và quốc tế và đều được đánh giá các cơ chế, chính sách đề xuất tại dự thảo Nghị quyết có tính đột phá, cạnh tranh.

Trong đó có chính sách thuế, đất đai, hạ tầng, nhân lực, một số quy định về bảo hiểm,... đã vượt trội so với một số trung tâm tài chính quốc tế khác.

Một số chính sách tiệm cận với thông lệ quốc tế như mô hình quản lý, ngôn ngữ, xuất nhập cảnh, kế toán, lao động việc làm, fintech, sandbox, phương thức đối tác công tư (PPP).... Một số chính sách có lộ trình mở cửa có kiểm soát, điều chỉnh dần như ngoại hối, giải quyết tranh chấp…

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và xuất phát từ chủ trương phát triển trung tâm tài chính một cách toàn diện, có tính chiến lược, căn cứ trên tiềm năng, lợi thế riêng của từng địa phương và yêu cầu phát triển cân đối, hài hòa vùng miền, Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị về việc thành lập một trung tâm tài chính đặt tại TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng, có sự phân công chức năng và định hướng rõ ràng và đã được Bộ Chính trị đồng ý.

Về định vị phát triển, TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất cả nước, đã hình thành hệ sinh thái tài chính phong phú, có hệ thống ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm phát triển, thu hút nhiều tổ chức, định chế tài chính quốc tế.

Theo đó, trung tâm tài chính tại TP Hồ Chí Minh dự kiến sẽ phát triển thị trường vốn; ngân hàng, thị trường tiền tệ; phát triển cơ chế thử nghiệm (sandbox) về Fintech, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính; thành lập các sàn giao dịch chuyên biệt, nền tảng giao dịch mới; phát triển thị trường hàng hóa…

Trong khi đó, Đà Nẵng có lợi thế về vị trí địa lý trung tâm miền Trung, là cửa ngõ ra biển của các hành lang kinh tế Đông – Tây, đồng thời là nơi có điều kiện thuận lợi để thử nghiệm các mô hình mới như tài chính bền vững, tài chính xanh và ứng dụng công nghệ tài chính, dịch vụ số...

Thực hiện các chỉ đạo của Trung ương và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, 2 thành phố đã tập trung chuẩn bị công việc để xây dựng, phát triển và vận hành trung tâm tài chính như: Bố trí nguồn nhân lực, xây dựng các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cao, đội ngũ quản lý; chuẩn bị cơ sở vật chất, hạ tầng để xây dựng và phát triển trung tâm tài chính; xúc tiến đầu tư, tiếp xúc các nhà đầu tư chiến lược, tiềm năng.

Nghị quyết của Quốc hội cũng quy định nhiều chính sách đặc thù để phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, tập trung vào ngoại hối, hoạt động ngân hàng, ưu đãi thuế, phát triển thị trường vốn, tài chính, đất đai, lao động…

Theo nghị quyết được Quốc hội thông qua, dự án đầu tư trong trung tâm tài chính quốc tế thuộc lĩnh vực ưu tiên được giao, cho thuê đất tối đa 70 năm; lĩnh vực khác thời hạn sử dụng đất không quá 50 năm.

Người nước ngoài làm việc tại trung tâm tài chính quốc tế được miễn thuế thu nhập cá nhân tới hết năm 2030.

Bên cạnh đó, dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực ưu tiên được áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa 4 năm và giảm 50% thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Với dự án không thuộc lĩnh vực ưu tiên, nghị quyết nêu rõ mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 15% trong 15 năm, miễn thuế tối đa 2 năm và giảm 50% thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo…

Quốc hội trong nghị quyết này cũng quy định rõ cơ chế giải quyết tranh chấp trong đầu tư kinh doanh cũng theo hướng các bên được sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp theo luật Việt Nam. Ngoài ra, họ có thể giải quyết tranh chấp tại trọng tài nước ngoài, quốc tế; trung tâm trọng tài quốc tế thuộc Trung tâm tài chính quốc tế; trọng tài Việt Nam và tòa án nước ngoài, Việt Nam.

Quốc hội thông qua Luật Đường sắt (sửa đổi): Ưu tiên dành quỹ đất để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt

Quốc hội thông qua Luật Đường sắt (sửa đổi): Ưu tiên dành quỹ đất để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 5 Luật thuộc lĩnh vực tư pháp

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 5 Luật thuộc lĩnh vực tư pháp

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

03 Jul, 09:08 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo vận hành chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả với 3 "không để" gồm: Không để người dân, doanh nghiệp nào không được giải quyết thủ tục hành chính hoặc thủ tục kéo dài; không để bất cứ người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc, người bệnh phải được khám chữa bệnh kịp thời, hiệu quả; không để các dự án đang triển khai bị đứt gãy, không có người chịu trách nhiệm, không để lãng phí nguồn lực, bảo đảm thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án lớn.

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

03 Jul, 07:01 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri 17 xã, phường sau Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khoá XV. Hội nghị tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội được thực hiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu các xã, phường.

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

03 Jul, 04:22 PM

Kinhtedothi - Ngày 3/7, giới thiệu những nội dung mới của Luật Cán bộ, công chức tại cuộc họp báo do Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, từ 1/7, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo chất lượng, hiệu quả công việc (KPI).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ