Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quốc hội chốt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1

Kinhtedothi - Ngày 27/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1.

Nghị quyết quy định, sơ bộ tổng mức đầu tư toàn bộ dự án tăng từ 17.837 tỷ đồng lên 21.551 tỷ đồng (tăng 3.714 tỷ đồng).

Trong đó, nguồn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 17.124 tỷ đồng (tăng 2.854 tỷ đồng), trong đó ngân sách Trung ương là 12.144 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 4.980 tỷ đồng (tỉnh Đồng Nai là 2.969 tỷ đồng và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 2.011 tỷ đồng); ngân sách Trung ương giai đoạn 2026 - 2030 là 4.427 tỷ đồng (tăng 860 tỷ đồng).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi trình bày tóm tắt Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1. Ảnh: Phạm Thắng

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày tóm tắt Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1. Ảnh: Phạm Thắng

Trước đó, trình bày tóm tắt Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho rằng, mức tăng tổng mức đầu tư 3.714 tỷ đồng là giá trị chênh lệch giữa tổng mức đầu tư đề nghị điều chỉnh và sơ bộ tổng mức đầu tư được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 59/2022/QH151. Trong đó, số bộ tổng mức đầu tư điều chỉnh được xác định cho từng dự án thành phần trên cơ sở tổng hợp kết quả thực tế triển khai và lập khái toán một số chi phí còn phải chưa phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Theo báo cáo của Chính phủ chi phí đầu tư dự án kiến nghị điều chỉnh được tính toán trên cơ sở thực tế triển khai và lập khái toán một số chi phí còn lại chưa phê duyệt, cụ thể:

Về chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tổng hợp trên cơ sở báo cáo của các địa phương đối với từng dự án thành phần, gồm: kết quả phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho từng hộ/tổ chức; kết quả phê duyệt dự toán chi phí di dời hạ tầng kỹ thuật; dự kiến các chi phí còn lại và chi phí dự.

Về chi phí đầu tư xây dựng được tổng hợp tổng chi phí đầu tư xây dựng của 3 dự án thành phần theo quy định hiện hành. Trong đó, chi phí xây dựng, thiết bị được tổng hợp từ kết quả phê duyệt dự toán gói thầu xây lắp theo đơn giá chi tiết công bố của địa phương; đối với các hạng mục chưa phê duyệt (hạng mục giao thông thông minh ITS, trạm thu phí không dừng ETC, bổ sung trạm cân tải trọng xe, bổ sung nút giao với Đường tỉnh 991 được xác định theo khối lượng thiết kế sơ bộ và tham khảo suất đầu tư các dự án tương tự đã và đang triển khai.

Chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác đã được các Chủ đầu tư phê duyệt từng hạng mục chi phí tổng hợp kết quả phê duyệt để chuẩn xác chi phí này.

Chi phí dự phòng các hạng mục đã phê duyệt tính 5% để phù hợp với bước lập dự toán, các hạng mục chưa phê duyệt tính 10% theo quy định; cập nhật dự phòng trượt giá theo tiến độ giải ngân thực tế và chuỗi chỉ số giá bình quân của các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2024.

Quốc hội thông qua Luật Đường sắt (sửa đổi): Ưu tiên dành quỹ đất để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt

Quốc hội thông qua Luật Đường sắt (sửa đổi): Ưu tiên dành quỹ đất để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

03 Jul, 09:08 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo vận hành chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả với 3 "không để" gồm: Không để người dân, doanh nghiệp nào không được giải quyết thủ tục hành chính hoặc thủ tục kéo dài; không để bất cứ người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc, người bệnh phải được khám chữa bệnh kịp thời, hiệu quả; không để các dự án đang triển khai bị đứt gãy, không có người chịu trách nhiệm, không để lãng phí nguồn lực, bảo đảm thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án lớn.

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

03 Jul, 07:01 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri 17 xã, phường sau Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khoá XV. Hội nghị tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội được thực hiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu các xã, phường.

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

03 Jul, 04:22 PM

Kinhtedothi - Ngày 3/7, giới thiệu những nội dung mới của Luật Cán bộ, công chức tại cuộc họp báo do Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, từ 1/7, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo chất lượng, hiệu quả công việc (KPI).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ