Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Nguy cơ sạt lở "nuốt" đất sản xuất, đe dọa đường dân sinh

Kinhtedothi - Tình trạng sạt lở ở bờ tả sông Cây Bứa đoạn qua thôn Năng Tây 2 (xã Nghĩa Phương) có xu hướng gia tăng và ngày càng diễn biến phức tạp. Đặc biệt, sau trận mưa lũ vừa qua, nước sông đã tiến sát vào khu dân cư, gây xói xở và có nguy cơ cuốn trôi đường.

Nhà ở ngay sát sông Cây Bứa, ông Nguyễn Thắm (thôn Năng Tây 2, xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) luôn thấp thỏm vì tình trạng sạt lở ngày càng gia tăng. Qua mỗi đợt mưa bão, nước sông càng lấn sâu thêm vào đất vườn, "nuốt" mất nhiều diện tích đất sản xuất.

Sạt lở bờ sông lấn sâu vào đất sản xuất của nhà ông Nguyễn Thắm.

“Sợ sạt lở nên gia đình bỏ tiền đổ đá làm kè, rồi trồng cây dọc bờ sông để giữ đất. Vậy mà bây giờ, sông đã tiến sâu vào đất liền hàng 100m, lấn sát chuồng heo”- ông Thắm nói.

Theo ông Thắm, gia đình ông có hơn 450m2 đất, nhiều năm qua ông đã dành phần lớn tiền của để lo gia cố bờ sông, ngặn chặn xâm thực.

Đá tảng và cây lâu năm được trồng để ngăn xâm thực.

“Ở gần sông nên lo lắm, nhà cũng sắm sẵn chiếc thuyền để đề phòng bất trắc. Chỉ mong chính quyền đầu tư làm kè cho vững chắc, nếu có phải di dời, tái định cư ở nơi khác, gia đình cũng đồng thuận” - ông Thắm bày tỏ.

Theo người dân, tình trạng sạt lở ở bờ tả sông Cây Bứa đoạn qua thôn Năng Tây 2 (xã Nghĩa Phương) có xu hướng gia tăng và ngày càng diễn biến phức tạp. Đặc biệt, các trận mưa lũ vừa qua, nước sông đã tiến sát vào khu dân cư, gây xói xở và có nguy cơ cuốn trôi đường giao thông, cô lập hàng chục hộ dân nơi đây.

Người dân lo ngại vì tình trạng sạt lở, xâm thực ngày càng gia tăng.

“Cách đây khoảng 20 năm, vị trí bờ sông nằm ở giữa dòng. Khu vực bây giờ là sông thì thời trước người dân còn trồng lúa, rau màu. Sau đó sông cứ lấn sâu vào, riêng gia đình đã mất cỡ 2 sào đất dọc bờ sông. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, đường giao thông này cũng sạt luôn"- ông Nguyễn Tấn Thành (thôn Năng Tây 2) lo ngại.

Ông Thành còn cho biết, đợt mưa bão tháng 10/2022, nước lớn, tình trạng sạt lở nghiêm trọng hơn. Người dân không ai dám cho trẻ con ra đường vì sợ đường bị sạt, cuốn luôn xuống sông. Bờ tre dọc sông cũng bị nước sông làm bật gốc, cuốn trôi.

Bờ tre người dân trồng giữ đất cũng bị bật gốc.

Khảo sát của chính quyền và cơ quan chức năng cho thấy, khu vực sạt lở bờ tả sông Cây Bứa có chiều dài khoảng 950m, trong đó có khoảng 300m bờ sông bị sạt lở có nguy cơ cao gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, nhà ở của 29 hộ dân thôn Năng Tây 2 (xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa) và công trình hạ tầng trong khu vực. Do đó, đầu tư xây dựng công trình chống sạt lở ở khu vực này là rất cần thiết.

Bờ sông Cây Bứa bị sạt lở có nguy cơ cao gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, nhà ở của hàng chục hộ dân thôn Năng Tây 2.

“Khó khăn hiện nay chủ yếu là về tài chính, vì trong quá trình đầu tư kè sẽ phải tái định cư một số hộ ở đầu tuyến. Hơn nữa, khu vực này lòng sông khá sâu nên giải pháp đầu tư tốn kém hơn. Nguồn vốn khái toán ban đầu khoảng 35 tỷ đồng nhưng theo danh mục đầu tư trung hạn 2021 - 2025 lại không có dự án kè này” - ông Cao Thanh Tuyên, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tư Nghĩa cho biết.

Liên quan đến vấn đề trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi đã đề nghị UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ kinh phí ngay trong năm 2022 để UBND huyện Tư Nghĩa tổ chức đầu tư xây dựng công trình kè ở bờ tả sông Cây Bứa với quy mô chiều dài kè khoảng 950m, kinh phí đầu tư 35 tỷ đồng và được chấp thuận.

Khu vực sông Cây Bứa.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư kè chống sạt lở bờ sông Cây Bứa và giao trách nhiệm cho cấp, ngành liên quan trực thuộc, thực hiện các thủ tục hồ sơ theo quy định, hoàn thành trước ngày 30/12/2022; trình và tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Trước mắt, UBND tỉnh Quảng Ngãi giao trách nhiệm cho chính quyền huyện Tư Nghĩa tiếp tục theo dõi tình hình sạt lở bờ sông Cây Bứa; sử dụng các biện pháp để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân, không để tình hình sạt lở bờ sông tại vị trí này làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
TP Hồ Chí Minh: 151 doanh nghiệp dự bình chọn top 50 doanh nghiệp tiêu biểu

TP Hồ Chí Minh: 151 doanh nghiệp dự bình chọn top 50 doanh nghiệp tiêu biểu

28 Feb, 02:36 PM

Kinhtedothi – Tính đến ngày 28/2, chương trình bình chọn 50 doanh nghiệp tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của TP Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) đã có 151 doanh nghiệp nộp hồ sơ tham gia bình chọn.

TP Hồ Chí Minh: công tác mặt trận phải bám sát thực tiễn, không có lợi cho dân thì không làm

TP Hồ Chí Minh: công tác mặt trận phải bám sát thực tiễn, không có lợi cho dân thì không làm

27 Feb, 07:59 AM

Kinhtedothi – Đây là chỉ đạo của Phó Bí thư Thành ủy – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh Nguyễn Phước Lộc tại hội nghị quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu (ĐHĐB) MTTQ TP nhiệm kỳ 2024-2029; tổng kết chương trình “Xuân đoàn kết – Tết nghĩa tình” diễn ra chiều 26/2.

Lào Cai: Thiền phái Trúc lâm Việt Nam trao tặng 32 căn nhà tình nghĩa tại xã A Mú Sung

Lào Cai: Thiền phái Trúc lâm Việt Nam trao tặng 32 căn nhà tình nghĩa tại xã A Mú Sung

22 Feb, 04:08 PM

Kinhtedothi- Góp phần thực hiện mục tiêu, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ về việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước, Tông môn Thiền phái Trúc lâm Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ bà con xóa đói, giảm nghèo. Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến là hoạt động xây dựng nhà tình nghĩa.

Chuẩn bị điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2025

Chuẩn bị điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2025

22 Feb, 02:30 AM

Kinhtedothi – Bộ LĐTB&XH đã điều tra về tiền lương năm 2024 trong DN; đề nghị các tỉnh, TP rà soát những địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu để chuẩn bị cho việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ