Kinhtedothi - Từng là điểm thu hút rất đông du khách đến tham quan, thưởng ngoạn, nhưng sau 4 năm kể từ khi hoàn thành, cung đường bích họa Cảnh Dương tại Quảng Bình đã xuống cấp và dần trở nên nhếch nhác.
Cung đường bích họa Cảnh Dương (xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) nằm cách trung tâm TP Đồng Hới khoảng 60 km về hướng Bắc theo Quốc lộ 1A. Nơi đây từng là địa điểm check-in, du lịch nổi tiếng và thu hút rất đông du khách khi đến Quảng Bình.Cung đường bích họa Cảnh Dương ra đời từ mong muốn của nhóm bạn trẻ nhằm hỗ trợ người dân phát triển các dịch vụ du lịch cũng như khắc hoạ những giá trị nghệ thuật về mảnh đất này.Nhờ huy động các nguồn xã hội hóa và sự hỗ trợ kinh phí từ phía Sở Du lịch Quảng Bình, năm 2018, cung đường bích hoạ Cảnh Dương được hoàn thành với chiều dài 1 km. Xuất phát từ đình thờ Tổ đến gần khu vực làng nghề, với hơn 50 bức tranh 3D.Đa phần các bức họa ở đây đều được các họa sĩ lấy ý tưởng từ tư liệu tại Nhà truyền thống làng Cảnh Dương, ảnh của một số nhiếp ảnh gia và nguồn sưu tầm sau đó thiết kế đồ họa 3D rồi vẽ lên tường nhà, tường rào năm trên trục đường.Từ khi hoàn thành, đường bích họa Cảnh Dương nhanh chóng nổi tiếng, thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham quan, ngắm cảnh và chụp hình lưu niệm, việc này đã góp phần thúc đẩy ngành du lịch địa phương cũng như tạo thêm sinh kế cho người dân.Tuy nhiên, đến nay cung đường bích họa Cảnh Dương từng một thời khiến người ta mê mẩn dần vắng bóng du khách, nhiều bức tranh phai màu, bong tróc và loang lổ rong rêu, một số bức tường, cánh cửa có dấu hiệu nứt vỡ và hư hỏng.Đặc biệt, một số bức tranh còn bị che phủ bởi cây cỏ và vật dụng sinh hoạt của người dân khiến khung cảnh trở nên nhếch nhác và mất mỹ quan.Ông Lê Thành Lộc (trú xã Cảnh Dương) cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp chủ yếu do tác động của thời tiết và thời gian. Nắng, mưa, gió, bão khiến những bức tranh được vẽ bằng sơn dần phai màu và hư hỏng.Từng được kỳ vọng trở thành điểm nhấn của du lịch làng Cảnh Dương, ngôi làng có bề dày truyền thống gần 400 năm. Nhưng giờ đây, những bức bích họa này dường như đã dần bị lãng quên theo thời gian.Trước sự xuống cấp của cung đường bích họa, nhiều người dân không khỏi xót xa và mong rằng những bức tranh 3D này sẽ được phục dựng, trở lại vẻ đẹp vốn có để thu hút du khách.Trao đổi với phóng viên, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình Nguyễn Ngọc Quý cho biết, dự án bích họa Cảnh Dương nằm trong đề án xây dựng Làng văn hóa du lịch Cảnh Dương, đến nay đã hoàn thành từ lâu và bàn giao cho chính quyền địa phương trực tiếp quản lý. "Việc duy tu, bảo dưỡng, bảo tồn, xây dựng do chính quyền địa phương chịu trách nghiệm. Nếu có hiện tượng hư hỏng, xuống cấp thì chính quyền xã phối hợp với huyện làm văn bản, hồ sơ gửi lên tỉnh để bố trí nguồn kinh phí chứ không thuộc Sở Du lịch”, ông Nguyễn Ngọc Quý nói.Cung đường bích họa Cảnh Dương là một sản phẩm độc đáo và sáng tạo, có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng người Cảnh Dương. Thiết nghĩ, các ngành chức năng cần sớm đưa ra giải pháp phù hợp để phục hồi và bảo tồn địa điểm du lịch đặc sắc này.
Kinhtedothi - Trời vừa hửng sáng, hàng trăm ngư dân xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã tấp nập trên bãi biển. Chỉ sau vài giờ đằm mình đi “thụt lùi” dưới nước, hàng trăm kg “lộc biển” tươi ngon đã được đưa vào bờ.
Kinhtedothi - Công viên Bắc Linh Đàm (KĐT Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội) rộng gần 6.000m2 đã được cải tạo, nâng cấp mang diện mạo mới khang trang, sạch sẽ hơn...
Kinhtedothi - Đúng 8 giờ sáng nay, 13/2 (tức ngày 16 tháng Giêng năm Ất Tỵ), lễ giao, nhận quân năm 2025 đồng loạt diễn ra tại 30 quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội. Hơn 4.400 thanh niên ưu tú của Thủ đô lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự và Công an Nhân dân.
Kinhtedothi - Đêm 10/2 rạng sáng 11/2 (tức 13-14/1 tháng Giêng), người dân làng La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) tổ chức lễ rước "ông lợn" ra đình làng để dâng tế Thành hoàng làng.
Kinhtedothi - Sau Tết Nguyên đán, nhiều người có thú chơi hoa lê trắng được bày bán trên phố Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã chọn cho mình cành lê rừng ưng ý trang trí trong nhà.