Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phú Quốc: Kinh doanh ế ẩm, nhiều người trả mặt bằng

Kinhtedothi – Kinh tế khó khăn, buôn bán ế ẩm, không có người mua, người bán không còn đủ sức để trả tiền mặt bằng, nhiều cửa hàng kinh doanh, buôn bán các mặt hàng trên địa bàn TP Phú Quốc (Kiên Giang) đành chấp nhận trả lại mặt bằng đã thuê trước đó.

Giá mặt bằng cao, không trả nỗi

Theo ghi nhận của phóng Báo Kinh tế & Đô thị, nhiều tuyến đường chính trên địa bàn phường Dương Đông, cũng như các khu du lịch tình trạng trả lại mặt bằng do buôn bán ế ẩm, không trụ nổi do giá mặt bằng quá cao, thu không đủ chi, nhiều tháng liền chịu lỗ.

Kinh doanh ế ấm nhiều cửa hàng kinh doanh dịch vụ tại Phú Quốc phải trả mặt bằng. Ảnh Hữu Tuấn

Khảo sát của phóng viên, tại các tuyến đường trung tâm TP Phú Quốc như: Nguyễn Trung Trực, Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, 30/4, Lý Thường Kiệt, Trần Phú …là những tuyến đường có giá mặt bằng cao ngất ngưỡng. Hàng tháng một tiểu thương phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để trả tiền mặt bằng, dù bán được hay không.

Chia sẻ với phóng viên, một tiểu thương trên đường Nguyễn Trung Trực cho biết, một kiốt thuê với giá dao động từ 20 -40 triệu đồng tùy diện tích và vị trí, còn đối với nhà nguyên căn thì đắt gấp đôi so với giá của kiốt, thậm chí gấp 3 so với kiốt. Khi thuê phải ký hợp đồng đặt cọc trả trước 3 tháng, hàng tháng vẫn phải thanh toán tiền thuê, trả mặt bằng trước thời hạn hợp đồng có thể mất cọc.

Khu vực được cho là giá mặt bằng cao ngất ngưỡng tại ngã 5, đường Trần Hưng Đạo, đường 30/4 thì giá mặt bằng cao hơn so với đường Nguyễn Trung Trực rất nhiều, cao gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi.

Anh H. một tiểu thương kinh doanh trong đồ gỗ, mỹ nghệ cho biết, tình hình kinh tế khó khăn, khách du lịch không có, người lao động thì vắng, bất động sản đứng hình khiến cho Phú Quốc rơi vào tình trạng khó khăn. Những mặt hàng xa xỉ, ăn uống, nhà hàng giá mặt bằng cao nên họ trả lại mặt bằng để giảm bớt các chi phí.

Trao đổi với phóng viên chị N., chủ một nhà hàng trên đường Trần Hưng Đạo cho biết, tiền thuê mặt bằng 1 tháng 100 triệu đồng, tiền nhân viên, chi phí điện nước và các khoản chi khác cả tháng lên tới 300 triệu đồng. Nhưng năm nay, thu không đủ chi, phải bỏ tiền túi ra để bù lỗ, trong khi đó chủ đất không giảm tiền mặt bằng mà vẫn thu đủ, thu đúng ngày, áp lực trả tiền mặt bằng cao hơn tiền nhân viên.

“Trước khi ký hợp đồng thuê mặt bằng, phải trả một khoản tiền đặt cọc tương ứng 3 tháng, nếu trả mặt bằng trước hạn sẽ mất cọc, chưa kể các khoản đầu tư khác, giờ phải kiếm người sang mặt bằng để còn lấy lại được tiền đã đặt cọc trước đó, chứ không mất trắng” chị N. cho hay.

Tác động từ du lịch, bất động sản

Theo báo cáo sở Du lịch trong tháng 9, TP Phú Quốc ước đón 161.978 lượt khách (giảm 71,2% so với tháng trước), trong đó khách quốc tế ước đón 13.995 lượt (giảm 60,1% so với tháng trước); tổng thu đạt khoảng 824 tỷ đồng (giảm 24,8% so với tháng trước).

Thị trường du lịch, bất động sản tác động rất lớn đến nền kinh tế Phú Quốc. Ảnh Hữu Tuấn

Từ những con số nói trên cho thấy tác động từ du lịch, bất động sản ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Phú Quốc. Du lịch suy giảm, bất động sản đứng hình, khách quay lưng, người lao động cũng không còn mặn mà với Phú Quốc như những năm trước dịch.

Trao đổi với phóng viên, một chủ khách sạn tại Dương Đông cho biết, trước dịch lượng khách đến Phú Quốc rất động, người lao động từ các tỉnh thành đổ về địa phương chỉ kém các TP lớn, nhưng nay thị trường du lịch, bất động sản không hoạt động tốt. Trong khi giá cả các mặt hàng tại Phú Quốc thì đắt đỏ, người lao động cũng phải dè chừng khi bỏ tiền ra mua sắm các sản phẩm xa xỉ…. Một số người lao động cũng không còn mặn mà ở Phú Quốc như trước mà chuyển về quê hoặc đi nơi khác để sinh sống và làm việc.

Một môi giới bất động sản tại Phú Quốc cho biết, khách với mọi năm, năm nay thị trường bất động sản Phú Quốc vắng bóng khách, tình trạng này cũng ảnh hưởng đến một số ngành nghề khác.

Phú Quốc: Cưỡng chế 14 căn biệt thự xây dựng trái phép

Phú Quốc: Cưỡng chế 14 căn biệt thự xây dựng trái phép

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
TP Hồ Chí Minh: 151 doanh nghiệp dự bình chọn top 50 doanh nghiệp tiêu biểu

TP Hồ Chí Minh: 151 doanh nghiệp dự bình chọn top 50 doanh nghiệp tiêu biểu

28 Feb, 02:36 PM

Kinhtedothi – Tính đến ngày 28/2, chương trình bình chọn 50 doanh nghiệp tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của TP Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) đã có 151 doanh nghiệp nộp hồ sơ tham gia bình chọn.

TP Hồ Chí Minh: công tác mặt trận phải bám sát thực tiễn, không có lợi cho dân thì không làm

TP Hồ Chí Minh: công tác mặt trận phải bám sát thực tiễn, không có lợi cho dân thì không làm

27 Feb, 07:59 AM

Kinhtedothi – Đây là chỉ đạo của Phó Bí thư Thành ủy – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh Nguyễn Phước Lộc tại hội nghị quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu (ĐHĐB) MTTQ TP nhiệm kỳ 2024-2029; tổng kết chương trình “Xuân đoàn kết – Tết nghĩa tình” diễn ra chiều 26/2.

Lào Cai: Thiền phái Trúc lâm Việt Nam trao tặng 32 căn nhà tình nghĩa tại xã A Mú Sung

Lào Cai: Thiền phái Trúc lâm Việt Nam trao tặng 32 căn nhà tình nghĩa tại xã A Mú Sung

22 Feb, 04:08 PM

Kinhtedothi- Góp phần thực hiện mục tiêu, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ về việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước, Tông môn Thiền phái Trúc lâm Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ bà con xóa đói, giảm nghèo. Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến là hoạt động xây dựng nhà tình nghĩa.

Chuẩn bị điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2025

Chuẩn bị điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2025

22 Feb, 02:30 AM

Kinhtedothi – Bộ LĐTB&XH đã điều tra về tiền lương năm 2024 trong DN; đề nghị các tỉnh, TP rà soát những địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu để chuẩn bị cho việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ