Kinhdothi – Khoảng 10 năm trước Phú Quốc được mệnh danh "đại công trường", thu hút nhiều tập đoàn kinh kinh tế lớn trong nước đầu tư vào Đảo Ngọc. Nhiều khu nghỉ dưỡng hàng chục nghìn tỷ đồng hình thành. Tuy nhiên, sau phát triển "nóng", nhiều nơi tại Phú Quốc đang bỏ hoang, gây lãng phí.
Tâm điểm của "đại công trường" xây dựng nổi bật nhất tại khu vực Bãi Trường, ấp Đường Bào khi các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào như: CEO, BIM, Tân Hoàng Minh, Tân Á Đại Thành, Milton….. Ảnh Hữu TuấnGhi nhận của phóng viên, tại khu vực Bãi Trường nơi có nhiều dự án lớn đang bỏ hoang, các công trình xây dựng hoang tàn, rêu và rỉ sét do thời gian. Ảnh Hữu TuấnĐiển hình, dự án bị bỏ hoang phải kể đầu tiên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Tham vọng của tập đoàn này xây dựng 15 tòa tháp với 7.000-8.000 căn hộ du lịch, 76 biệt thự nghỉ dưỡng và 129 nhà phố thương mại trên khu đất có diện tích 34ha phía nam Bãi Trường – bãi biển dài nhất ở phía Tây đảo Phú Quốc. Điểm nhấn của dự án này là tòa khách sạn cao 70m vắt ngang con sông đào. Ảnh Hữu TuấnHiện tại những hạng mục công trình trong dự án của Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã bị các ngân hàng rao bán để thu hồi vốn. Ảnh Hữu TuấnNhững công trình xây dựng tại dự án của Tập đoàn Tân Hoàng Minh đang còn bỏ dỡ, thép đã rỉ sét, tường rêu đã lên xanh.... Ảnh Hữu TuấnNhững công trình xây dựng bỏ hoang này gây thất thoát, lãng phí rất lớn tiền của và tài sản quốc gia. Ảnh Hữu TuấnTại khu Nam Bãi Trường, nơi có 79 căn biệt thự được xây dựng từ 2019 đang bị chính quyền địa phương cưỡng chế 16 căn, khu vực này đã không còn đẹp như lúc đầu mới phát hiện. Kế bên 79 căn biệt thự là những tòa nhà đã hoen ố rong rêu từ lâu. Ảnh Hữu TuấnNhìn từ trên cao Bãi Trường sừng sững với hàng ngàn shophouse được hoàn thiện phần bên ngoài. Ảnh Hữu TuấnTại khu vực trung tâm Bãi Trường, nơi dự án của tập đoàn CEO với nhiều khu shophouse đã bỏ hoang, không người mua. Từ một nơi sầm uất, đầy triển vọng nhưng khu vực này đang trở thành một nơi vắng vẻ, không còn được ưa chuộng như lúc đầu hình thành. Ảnh Hữu TuấnNhững căn shophouse này trước kia được nhiều người thuê để kinh doanh, sau dịch kinh doanh ế ẩm nhiều người đã trả mặt bằng, có nhiều nơi đã treo bảng rao cho thuê nhà. Ảnh Hữu TuấnMột căn shophouse tại khu Bãi Trường bị bỏ hoang, cửa đã bị phá dỡ.... Ảnh Hữu TuấnTại khu vực đường Trần Hưng Đạo, ấp Cửa Lấp, xã Dương Tơ, cửa ngõ đi vào trung tâm thành phố có công trình xây dựng Sheraton Phú Quốc Resort của công ty TNHH MTV Viễn Đông Phú Quốc cũng đắp chiếu nhiều năm nay. Ảnh Hữu TuấnDự án này có diện tích sàn là 35.247 m2 với khoảng 300 phòng cùng các tiện ích như phòng hội nghị, phòng họp, business center, spa, khu vui chơi trẻ em, hồ bơi chính và hồ bơi trên mái, nhà hàng khu lưu niệm… Ảnh Hữu TuấnTuy nhiên, không biết lý do gì, nhiều năm nay mặc dù đã xây dựng xong phần khung nhưng dự án này vẫn dậm chân không có tín hiệu khởi động trở lại. Ảnh Hữu TuấnKhông chỉ vậy, kế bên dự án này có khách sạn 4 sao EDEN cũng đã phá sản từ sau dịch Covid-19, khiến hàng chục người lao động phải khốn đốn vì doanh nghiệp không chốt bảo hiểm xã hội. Ảnh Hữu TuấnChưa kể nhiều công trình khác nằm rải rác tại nhiều điểm tại Đảo Ngọc cũng phải đắp chiếu bởi nhiều lý do khác nhau. Điển hình như một khách sạn tại đường 30/4, phường Dương Đông, trung tâm của TP Phú Quốc đắp chiếu nhiều tháng nay. Ảnh Hữu Tuấn
Kinhtedothi – Các năm qua, TP Phú Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp hạn chế rác thải, làm sạch môi trường… Tuy nhiên, việc nhà máy rác đắp chiếu, bãi rác tạm ngày càng phình to... thành núi rác là nhiều điều đáng lo ngại của chính quyền TP Phú Quốc.
Kinhtedothi - Trong bối cảnh thị trường căn hộ được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ, một số sản phẩm đáng chú ý thuộc phân khúc này tại Phú Quốc đã dần lộ diện để đón đầu xu hướng. - CafeLand.Vn
Kinhtedothi – Mục tiêu đến năm 2030, Kiên Giang là tỉnh có chất lượng sống cao của vùng đồng bằng sông Cửu Long; trung tâm kinh tế biển của Quốc gia. Các TP Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc là tam giác phát triển chính của nền kinh tế đô thị, thương mại và dịch vụ hướng biển.
Giá vàng hôm nay 15/3, thị trường thế giới đảo chiều giảm so với phiên trước, khi triển vọng đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine. Thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC và nhẫn chưa ngừng tăng mạnh. Nhẫn vượt ngưỡng 96 triệu đồng/lượng.
Kinhtedothi - Thực hiện quy định của pháp luật về việc công bố công khai thông tin dự án, Liên danh Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tại ô đất NO1 KĐTM Hạ Đình, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội đã chính thức công bố thông tin trên Báo Kinh tế và Đô thị.
Kinhtedothi - Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) gặp nhiều khó khăn về thanh khoản, tín dụng và pháp lý, nhiều DN trong ngành đang đẩy mạnh hoạt động Mua bán & Sáp nhập (Mergers & Acquisitions – M&A) để tái cơ cấu, mở rộng quỹ đất và tìm kiếm cơ hội phát triển.
Kinhtedothi – Kiến tạo những đô thị tiện ích để bình ổn giá nhà; Vì sao nhà đầu tư bất động sản “tăng tốc” ra khu vực ngoài trung tâm?; Chuyên gia hiến kế để hoàn thành Đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội... là những thông tin đáng chú ý trong tuần.
Kinhtedothi - Nhà đầu tư bất động sản, bao gồm cả các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, đang “tăng tốc” dịch chuyển đầu tư từ khu vực trung tâm sang vùng ven thành phố và các tỉnh, thành lân cận nơi quỹ đất còn dư địa và hạ tầng giao thông đang được đầu tư mạnh.