Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phấn đấu khởi công đường sắt TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ trong năm 2027

Kinhtedothi - Chiều 21/4, tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các đồng chí Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, TP vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu các dự án.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà cho biết, theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu vực ĐBSCL có tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ dài 175 km và tuyến đường sắt Cần Thơ - Cà Mau khoảng 145 km.

Dự án đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ có điểm đầu tại ga An Bình (tỉnh Bình Dương), điểm cuối tại ga Cái Răng (TP Cần Thơ). Toàn tuyến đi qua 6 tỉnh, thành (gồm: Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP Cần Thơ); đường đôi khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế tàu khách 160 km/giờ, tàu hàng 120 km/giờ.

Vốn đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 7,16 tỷ USD (đường đơn, giải phóng mặt bằng theo quy mô đường đôi); giai đoạn 2 khoảng 2,7 tỷ USD (đầu tư hoàn chỉnh theo quy mô quy hoạch đường đôi).

Dự kiến Bộ Xây dựng sẽ hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Thủ tướng, Hội đồng Thẩm định Nhà nước vào tháng 9/2025, phấn đấu trình Quốc hội chủ trương đầu tư tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV.

Đối với tuyến đường sắt Cần Thơ - Cà Mau, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu để trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (dự kiến tháng 6/2025) với quy mô đường đơn, khổ 1.435 mm. Dự kiến, nghiên cứu chuẩn đầu tư trước năm 2030 để kêu gọi đầu tư; triển khai đầu tư sau năm 2030 khi nhu cầu đủ lớn để bảo đảm hiệu quả đầu tư.

Quang cảnh cuộc họp chiều 21/4, tại TP Cần Thơ.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, ĐBSCL rất trù phú, giàu tiềm năng, giàu truyền thống cách mạng. Sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo, quản lý, mang lại nhiều thành quả phát triển cho Nhân dân cả nước, trong đó có vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, ĐBSCL vẫn có 2 nút thắt lớn, đó là giao thông và nhân lực. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, thúc đẩy, Chính phủ rất quyết liệt chỉ đạo để sớm giải quyết 2 nút thắt này.

Thủ tướng nêu rõ 3 yêu cầu lớn với các dự án là: kịp và vượt tiến độ; bảo đảm và nâng cao chất lượng; không đội vốn, đội giá; đồng thời không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, bảo đảm vệ sinh, hoàn nguyên môi trường.

Đề cập nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tiếp tục phát huy làm nhiều hơn, tốt hơn, mạnh mẽ hơn với tinh thần "thần tốc, táo bạo hơn nữa" trong triển khai phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược cho ĐBSCL.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nếu giải quyết được 5 phương thức giao thông (đường bộ, hàng không, đường biển, đường sông, đường sắt), ĐBSCL sẽ thoát nghèo. Chúng ta phải quyết tâm làm, mỗi thế hệ làm một ít để hoàn thành, theo lời Thủ tướng.

Với từng lĩnh vực cụ thể, về đường bộ, Thủ tướng nêu mục tiêu hết nhiệm kỳ này, ĐBSCL có 600km cao tốc và phấn đấu tới năm 2030 có ít nhất 1.300km cao tốc - nhiều hơn dự kiến gần 100km. Về hàng không, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các địa phương chủ động trong việc giải phóng mặt bằng để mở rộng sân bay Phú Quốc, Cà Mau, Rạch Giá. Về đường biển, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể trong triển khai các dự án cảng lớn gồm Cái Cui, Trần Đề, Hòn Khoai.

Về đường sông, giao Bộ Xây dựng thiết kế mẫu cảng thủy nội địa, các tỉnh rà soát, chủ động, quyết định dự án theo thẩm quyền. "Tinh thần là Trung ương chỉ triển khai các dự án lớn kết nối vùng, kết nối quốc gia, quốc tế" -  Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng nhấn mạnh tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ sẽ phấn đấu khởi công trong năm 2027. "Chúng ta đã có kinh nghiệm làm các đoạn kết nối với Trung Quốc khi làm đường cao tốc Bắc - Nam để làm tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ. Còn tuyến Cần Thơ - Cà Mau sẽ cố gắng phấn đấu khởi công trong năm 2028 bằng các phương thức khác nhau" - Thủ tướng chỉ rõ.

Trong phát triển đồng bộ các phương thức giao thông tại ĐBSCL, Thủ tướng lưu ý phải bảo đảm "3 có, 2 không": có lợi ích của Nhà nước, có lợi ích của người dân, có lợi ích của doanh nghiệp; không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và không để thất thoát, lãng phí tài sản, công sức, tiền bạc của Nhân dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: doanh nghiệp là chủ thể của chuyển đổi xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: doanh nghiệp là chủ thể của chuyển đổi xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

03 Jul, 09:08 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo vận hành chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả với 3 "không để" gồm: Không để người dân, doanh nghiệp nào không được giải quyết thủ tục hành chính hoặc thủ tục kéo dài; không để bất cứ người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc, người bệnh phải được khám chữa bệnh kịp thời, hiệu quả; không để các dự án đang triển khai bị đứt gãy, không có người chịu trách nhiệm, không để lãng phí nguồn lực, bảo đảm thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án lớn.

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

03 Jul, 07:01 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri 17 xã, phường sau Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khoá XV. Hội nghị tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội được thực hiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu các xã, phường.

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

03 Jul, 04:22 PM

Kinhtedothi - Ngày 3/7, giới thiệu những nội dung mới của Luật Cán bộ, công chức tại cuộc họp báo do Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, từ 1/7, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo chất lượng, hiệu quả công việc (KPI).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ