Kinhtedothi - Với cách biệt số phiếu bầu sít sao, ứng cử viên Yoon Suk-yeol của đảng Quyền lực nhân dân (PPP) đối lập chính đã đánh bại ứng viên Lee Jae-myung trở thành Tổng thống thứ 20 của Hàn Quốc.
Ông Yoon Suk-yeol giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 20 của Hàn Quốc.
Hãng thông tấn Yonhap ngày 10/3 đưa tin ứng cử viên thuộc đảng Sức mạnh của Nhân dân đối lập (PPP) Yoon Suk-yeol đã chính thức được bầu làm Tổng thống thứ 20 của Hàn Quốc sau chặng đua vào Nhà Xanh được đánh giá là sít sao nhất lịch sử bầu cử của quốc gia này.
Theo Ủy ban Bầu cử Quốc gia (NEC) Hàn Quốc, với 99% số phiếu được kiểm, Ông Yoon Suk-yeol đã giành được 48,56% số phiếu ủng hộ, nhiều hơn so với 47,82% của ứng cử viên Lee Jae-myung thuộc đảng Dân chủ cầm quyền.
Với khoảng cách ít hơn một điểm phần trăm, cuộc bầu cử năm 2022 trở thành cuộc đua có số điểm sít sao nhất trong lịch sử bầu cử ở Hàn Quốc.
Trong diễn văn mừng chiến thắng, ông Yoon, 61 tuổi, cam kết tôn trọng hiến pháp, quốc hội, hợp tác với các đảng đối lập để hàn gắn nền chính trị đang phân cực cũng như thúc đẩy đoàn kết dân tộc.
Ông Yoon nói rằng chiến thắng của ông là chiến thắng của nhân dân. Ông Yoon nhấn mạnh rằng các cạnh tranh trong chiến dịch tranh cử đều vì đất nước và đã kết thúc.
“Chúng ta, người dân Hàn Quốc, đều là một. Bất kể tôn giáo, phe phái hay tầng lớp, người dân Hàn Quốc đều là những người bình đẳng của quốc gia này, dù cho họ ở đâu và phải được đối xử một cách công bằng” - ông Yoon cho hay.
Trước đó, ứng cử viên Lee Jae-myung của đảng Dân chủ (DP) cầm quyền cũng đã tổ chức họp báo tại trụ sở DP và phát biểu chấp nhận kết quả bầu cử, chúc mừng chiến thắng của ông Yoon Suk-yeol.
Ông Lee Jae-myung đồng thời xin lỗi và cảm ơn những người ủng hộ, cho rằng bản thân ông đã “làm hết sức mình, song không đáp ứng được kỳ vọng."
Kinhtedothi - Cuộc bỏ phiếu bầu cử Tổng thống tiếp theo của Hàn Quốc đã bắt đầu vào 6h sáng ngày 9/3 (giờ địa phương) tại 14.464 điểm bỏ phiếu trên toàn quốc.
Kinhtedothi - Trong một động thái ngoại giao đáng chú ý, Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận bước đầu về việc khởi động các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine.
Kinhtedothi - Giới chức châu Âu đã nỗ lực tìm lại vị thế qua việc tổ chức hội nghị khẩn cấp về Ukraine tại Paris, song sự chia rẽ nội bộ và áp lực từ bên ngoài khiến tương lai của lục địa này trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Kinhtedothi – Những động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là trong vấn đề Ukraine và mối quan hệ với Nga, khiến các đồng minh châu Âu lo ngại về tương lai của liên minh xuyên Đại Tây Dương.
Kinhtedothi - Tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã cáo buộc các nhà lãnh đạo châu Âu về việc kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận và không kiểm soát được vấn đề nhập cư.
Kinhtedothi - Từ Gaza đến Greenland, Tổng thống Donald Trump đã thử nghiệm những chiến lược địa chính trị đầy tham vọng. Dù kết quả mang lại là trái ngược nhau, cả hai đều cho thấy cách ông định hình lại quyền lực của Mỹ trên trường quốc tế.