Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ông Trump cân nhắc đưa quân đội tham chiến trong xung đột Iran - Israel

Kinhtedothi - The tờ The Washington Post, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đối mặt một trong những quyết định hệ trọng nhất nhiệm kỳ, khi cân nhắc khả năng Washington tham chiến trực tiếp cùng Israel nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran.

Trong loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội hôm thứ Ba, Tổng thống Trump nhấn mạnh Mỹ đã kiểm soát toàn bộ không phận Iran, đồng thời cảnh báo lãnh tụ tối cao Ali Khamenei có thể trở thành “mục tiêu dễ bị tấn công” nếu tình hình vượt tầm kiểm soát.

Ông cũng kêu gọi Iran chấp nhận đầu hàng vô điều kiện, nhưng không giải thích cụ thể cách thức thực hiện và phạm vi yêu cầu này. Một quan chức Nhà Trắng cho biết ngay sau cuộc họp khẩn với các cố vấn an ninh kéo dài 80 phút tại Phòng Tình hình, Tổng thống Trump đã điện đàm trực tiếp với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu để bàn bạc các bước hành động tiếp theo.

Theo các chuyên gia, bối cảnh hiện tại đặt ông Trump trước bài toán khó. Iran đang chịu nhiều sức ép sau một năm liên tiếp Israel tấn công các lực lượng được cho là có liên hệ với Tehran tại khu vực. Trong khi đó, ông Trump từng cam kết ưu tiên giải pháp ngoại giao và khẳng định không muốn kéo dài các cuộc chiến tranh ngoài biên giới Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Nhà Trắng

Dù vậy, theo giáo sư Jonathan Marcus, chuyên gia về an ninh Trung Đông tại Đại học Birmingham, việc buộc Iran nhượng bộ hoặc vô hiệu hóa chương trình hạt nhân bằng biện pháp quân sự, nếu đạt kết quả như mong đợi, sẽ giúp Tổng thống Trump củng cố hình ảnh một nhà lãnh đạo cứng rắn nhưng biết tính toán thực dụng trong xử lý các điểm nóng toàn cầu. Tuy nhiên, ông Marcus cũng nhấn mạnh bất kỳ sai lầm nào trong tính toán có thể đẩy Mỹ vào một cuộc xung đột quy mô lớn, với những hậu quả khó kiểm soát cả về nhân mạng lẫn an ninh trong khu vực.

Phát biểu trước báo giới, ông Trump khẳng định: “Iran có hệ thống giám sát và phòng thủ, nhưng không gì so sánh được với năng lực của Mỹ. Không ai làm tốt hơn Mỹ khi cần đảm bảo an toàn cho đồng minh.”

Nguồn tin tại hội nghị G7 ở Canada cho biết Tổng thống Mỹ đã chia sẻ riêng với một số lãnh đạo đồng minh về khả năng cân nhắc hỗ trợ Israel trong chiến dịch lần này, khác hẳn với quan điểm ngoại giao mà ông từng kiên trì theo đuổi.

Ngoại trưởng Marco Rubio, người tháp tùng Tổng thống, đã điện đàm trấn an các đối tác châu Âu rằng Washington chưa có kế hoạch tham gia trực tiếp. Tuy nhiên, các quan chức cấp cao tiết lộ quan điểm này có thể thay đổi bất cứ lúc nào, tùy theo diễn biến thực địa.

Đọc thêm: Bước ngoặt lịch sử khi Mỹ chính thức quản lý tiền số stablecoin

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một người ủng hộ lập trường cứng rắn, chia sẻ sau cuộc trao đổi với Trump: “Tổng thống rất kiên định. Israel sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phải vô hiệu hóa Fordow mà không có Mỹ hỗ trợ. Lợi ích an ninh của chúng ta gắn liền với mục tiêu chặn Iran tiến gần vũ khí hạt nhân.”

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh giải pháp duy nhất là đàm phán và ngừng bắn: “Những ai tìm cách thay đổi chế độ bằng vũ lực thường nhận về bài học chiến lược đắt giá.” Đại diện Liên minh châu Âu, bà Kaja Kallas, cho biết các bộ trưởng ngoại giao EU đã họp khẩn và thống nhất quan điểm: “Mọi kịch bản leo thang sẽ chỉ đẩy khu vực vào bất ổn sâu hơn, không có lợi cho bất cứ ai.”

Tại Trung Đông, nhiều nước kêu gọi hạ nhiệt. Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty đã điện đàm với các bên để tìm cách mở đường cho đàm phán. Qatar, qua phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Majed al-Ansari, cũng bày tỏ lo ngại hậu quả từ các cuộc tấn công leo thang.

Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết đã triển khai 60 máy bay chiến đấu tấn công 12 địa điểm được cho là nơi lưu trữ và phóng tên lửa bên trong lãnh thổ Iran. Israel cũng tuyên bố đã loại bỏ một chỉ huy quân sự cấp cao của Iran, song phía Tehran chưa xác nhận thông tin này.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng dẫn phân tích ảnh vệ tinh, cho thấy các sảnh máy ly tâm sâu trong cơ sở Natanz đã hư hại một phần sau đợt không kích.

Phía Iran tiếp tục đáp trả, khiến hệ thống phòng không Israel phải hoạt động gần như liên tục. Tính đến tối thứ Ba, Israel xác nhận ít nhất 24 người thiệt mạng, hơn 600 người bị thương. Iran thông báo con số thương vong vượt 220 người, gồm quân nhân và dân thường.

Tướng Michael “Erik” Kurilla, chỉ huy các hoạt động quân sự Mỹ tại Trung Đông, khẳng định đã trình lên Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng các phương án sẵn sàng, nếu được yêu cầu kích hoạt. Ông nhấn mạnh: “Đây là thời điểm chiến lược để bảo vệ lợi ích cốt lõi của Mỹ và ngăn chặn Iran tiếp cận vũ khí hạt nhân.”

Giới quan sát cho rằng bất kỳ quyết định nào của ông Trump trong những ngày tới sẽ định hình không chỉ cục diện Trung Đông mà còn cả di sản chính sách đối ngoại mà ông để lại.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ngành cần sa tại Thái Lan đứng trước "cửa tử"

Ngành cần sa tại Thái Lan đứng trước "cửa tử"

03 Jul, 10:13 AM

Kinhtedothi - Chính phủ Thái Lan đang xem xét tái phân loại cần sa là chất ma túy trong vòng 45 ngày tới. Động thái này khiến nhiều nông dân, doanh nghiệp và chủ cửa hàng lo lắng, khi ngành cần sa từng được kỳ vọng trở thành lĩnh vực tiềm năng trong nông nghiệp, y tế và du lịch tại nước này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ