Kinhtedothi - Sự việc diễn ra chỉ vài ngày sau khi Mỹ công bố kế hoạch cung cấp 700 triệu USD hỗ trợ an ninh cho Ukraine.
Hôm 6/6, Nga đã nhắm mục tiêu vào nguồn cung cấp quân sự của phương Tây cho Ukraine, tiến hành các cuộc không kích vào Kiev và tuyên bố phá hủy các xe tăng mang nguồn tài trợ từ nước ngoài tới Ukraine.
Khói bốc lên từ một khu vực bị pháo kích ở Thủ đô Kiev của Ukraine. Ảnh: AP
Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng bất kỳ việc chuyển giao vũ khí tên lửa tầm xa nào của phương Tây cho Ukraine sẽ khiến Moscow phải tấn công.
Ông Putin đưa ra tuyên bố vài ngày sau khi Mỹ công bố kế hoạch cung cấp 700 triệu USD hỗ trợ an ninh cho Ukraine, bao gồm 4 hệ thống tên lửa tầm trung, dẫn đường chính xác, cũng như trực thăng, hệ thống chống tăng Javelin, radar, phương tiện chiến thuật...
Giới phân tích quân sự nhận định, Nga dự kiến kiểm soát khu vực Donbas công nghiệp đông đúc của Ukraine, nơi quân ly khai do Nga hậu thuẫn đã đối đầu với chính phủ Ukraine kể từ năm 2014, trước khi có sự xuất hiện của bất kỳ loại vũ khí nào của Mỹ có thể lật ngược tình thế. Tuần trước, Lầu Năm Góc cho biết sẽ mất ít nhất ba tuần để đưa vũ khí của Mỹ vào chiến trường.
Kinhtedothi - Trong một động thái ngoại giao đáng chú ý, Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận bước đầu về việc khởi động các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine.
Kinhtedothi - Giới chức châu Âu đã nỗ lực tìm lại vị thế qua việc tổ chức hội nghị khẩn cấp về Ukraine tại Paris, song sự chia rẽ nội bộ và áp lực từ bên ngoài khiến tương lai của lục địa này trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Kinhtedothi – Những động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là trong vấn đề Ukraine và mối quan hệ với Nga, khiến các đồng minh châu Âu lo ngại về tương lai của liên minh xuyên Đại Tây Dương.
Kinhtedothi - Tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã cáo buộc các nhà lãnh đạo châu Âu về việc kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận và không kiểm soát được vấn đề nhập cư.
Kinhtedothi - Từ Gaza đến Greenland, Tổng thống Donald Trump đã thử nghiệm những chiến lược địa chính trị đầy tham vọng. Dù kết quả mang lại là trái ngược nhau, cả hai đều cho thấy cách ông định hình lại quyền lực của Mỹ trên trường quốc tế.