Nhật Bản lên kế hoạch đối thoại an ninh 2+2 với Philippines và Ấn Độ
Kinhtedothi - Nhật Bản đang xem xét tổ chức các cuộc đối thoại an ninh riêng rẽ với Philippines và Ấn Độ vào tháng tới theo mô hình 2+2 với sự tham gia của các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước.
Ngoại trưởng Hayashi Yoshimasa. Ảnh: Reuters
Hãng tin Kyodo dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết Nhật Bản đang dàn xếp để tổ chức cuộc đối thoại với Philippines vào đầu tháng 4, trong khi cuộc đối thoại an ninh 2+2 giữa Nhật Bản và Ấn Độ có thể sẽ được tổ chức vào giữa tháng 4. Cả hai cuộc đối thoại trên dự kiến sẽ diễn ra ở Tokyo.
Theo TTXVN, thông tin về việc Nhật Bản tổ chức các cuộc đối thoại trên được đưa ra trong bối cảnh Tokyo luôn cảnh giác trước nguy cơ xuất hiện những quan ngại an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ngoài ra, giới chức Nhật Bản cũng bày tỏ quan ngại về vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của CHDCND Triều Tiên vào tuần trước.
Theo các nguồn tin trên, nếu các cuộc đối thoại an ninh 2+2 giữa Nhật Bản với Philippines và Ấn Độ được tổ chức, các quan chức ngoại giao và quốc phòng hai bên sẽ nhất trí với quan điểm không chấp nhận mọi nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực, đồng thời tái khẳng định cam kết thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở cửa.
Bên cạnh đó, Nhật Bản và Philippines dự kiến sẽ thảo luận về việc Tokyo bán vũ khí cho Manila và hỗ trợ tăng cường sức mạnh quân sự cho quốc gia Đông Nam Á này. Trong khi đó, Tokyo và New Dehli dự kiến sẽ khẳng định sẵn sàng tăng cường hợp tác quốc phòng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có vũ trụ và không gian mạng.
Ngoài Philippines và Ấn Độ, Nhật Bản đã có các cuộc đối thoại an ninh 2+2 với Mỹ, Australia, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Indonesia và Nga.
Kinhtedothi - Trong một động thái ngoại giao đáng chú ý, Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận bước đầu về việc khởi động các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine.
Kinhtedothi - Giới chức châu Âu đã nỗ lực tìm lại vị thế qua việc tổ chức hội nghị khẩn cấp về Ukraine tại Paris, song sự chia rẽ nội bộ và áp lực từ bên ngoài khiến tương lai của lục địa này trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Kinhtedothi – Những động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là trong vấn đề Ukraine và mối quan hệ với Nga, khiến các đồng minh châu Âu lo ngại về tương lai của liên minh xuyên Đại Tây Dương.
Kinhtedothi - Tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã cáo buộc các nhà lãnh đạo châu Âu về việc kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận và không kiểm soát được vấn đề nhập cư.
Kinhtedothi - Từ Gaza đến Greenland, Tổng thống Donald Trump đã thử nghiệm những chiến lược địa chính trị đầy tham vọng. Dù kết quả mang lại là trái ngược nhau, cả hai đều cho thấy cách ông định hình lại quyền lực của Mỹ trên trường quốc tế.