Kinhtedothi - Các đối tượng thông báo ông B có liên quan đến vụ án lừa đảo, trốn thuế và yêu cầu ông phải chuyển tiền để phục vụ cơ quan điều tra. Do lo sợ nên ông B đã chuyển 750 triệu đồng vào tài khoản của các đối tượng.
Ngày 1/6, Công an TP Hà Nội thông tin, thủ đoạn giả danh cơ quan công an gọi điện thoại cho người dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng vẫn còn nhiều người sập bẫy của các đối tượng.
Gần đây nhất, Công an huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội đang xác minh, điều tra vụ giả danh cán bộ công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là 750 triệu đồng. Theo đó, vào ngày 27/5, Công an xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ tiếp nhận đơn trình báo của ông B (SN 1963; ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội) về việc ông này có nhận được điện thoại của các đối tượng tự xưng là cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án.
Ảnh minh họa.
Các đối tượng thông báo ông B có liên quan đến vụ án lừa đảo, trốn thuế và yêu cầu ông phải chuyển tiền để phục vụ cơ quan điều tra. Do lo sợ nên ông B đã chuyển 750 triệu đồng vào tài khoản của các đối tượng. Sau đó, ông B biết mình bị lừa nên đến cơ quan công an trình báo.
Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng.
Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất. Đồng thời, đối với công an cấp xã cần tăng cường tuyên truyền để người dân ở các vùng quê cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo.
Kinhtedothi - Lợi dụng lòng tin và nhu cầu của người lao động (NLĐ), một số đối tượng đã giả danh là người của BHXH Việt Nam hỗ trợ, cấp lại mật khẩu ứng dụng VssID nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của NLĐ.
Kinhtedothi - Bị “chặt chém” hay lừa đảo là nỗi bức xúc của nhiều người khi đi du lịch. Dưới đây là một số bí quyết để bạn và người thân tránh được tình trạng bị "chặn chém", lừa đảo bảo đảm cho một kỳ nghỉ suôn sẻ.
Kinhtedothi - Ngày 17/5, thông tin từ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cho biết, hiện nay có một số đối tượng mạo danh nhân viên của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đến nhà khách hàng thực hiện các dịch vụ sau sinh như: tắm bé, massage bé, bán thuốc tại nhà...
Hà Nội xây dựng phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến giảm khoảng 50% so với hiện tại, từ 526 phường, xã, thị trấn, xuống còn khoảng 263 đơn vị.