Kinhtedothi - Dưới cái lạnh căm căm, nhiều trường học ở huyện Kỳ Sơn bỗng vui tươi, đa màu sắc và ấm cúm về hương vị Tết sum vầy, Tết yêu thương. Những hoạt động chào đón Tết cổ truyền ý nghĩa sẽ mang đến những giáo dục truyền thống hiệu quả.
Để tạo một không khí Tết Nguyên đán ấm cúng, vui tươi và ý nghĩa cho học sinh, những ngày gần đây khắp các trường, điểm trường bản lẻ ở huyện miền núi Kỳ Sơn, Nghệ An lại rộn rã những sắc màu của Tết, tiếng cười của học sinh con em miền núi, dân tộc thiểu số, xóa tan đi cái lạnh buốt giá nơi miền biên viễn.Không chỉ chỉ dạy và cùng các em học sinh gói bánh chưng xanh từ "thịt mỡ, dưa hành", thầy cô, các chú biên phòng, bộ đội các đơn vị đóng quân trên địa bàn đã tạo nên một không gian đón Tết ấm cúng, ý nghĩa với các em nhỏ nơi mảnh đất còn nhiều khó khăn này.Giữa gió lạnh, không gian "Tết xưa" được khắc họa lại gần như trọn vẹn khiến khung cảnh trở nên ấm cúng, vui vầy. Háo hức nhất vẫn là các em học sinh, hòa chung vào không khí chuẩn bị Tết cùng thầy cô, các chú bộ đội, nào bánh chưng, bày dày, kẹo, hoa đào, mâm lễ Tết...là sự mong đợi được ăn cỗ Tết vui vẻ, ấm cúng sau những giờ "lo Tết" tất bật. Khác hẳn với khung cảnh tiếng trống trường thúc giục giờ dậy thể dục, ăn sáng, lên lớp học bài, những ngày này các em được hòa vào không khí chuẩn bị mọi thứ và tổ chức đón Tết sum vầy, Tết yêu thương và sẻ chia ngay tại trường học, lớp học. Sân trường rộn rã tiếng cười nói hòa vào tiếng nổ tí tách từ những khúc củi cháy đỏ rực đun chín nồi bánh chưng xanh.Lớp học được trang trí ấm cúng với vị Tết quê hương, mâm cỗ được sửa soạn, chăm lo đúng như phong tục, tập quán, văn hóa sinh hoạt của người dân bản địa. Nhờ sự khéo léo của thầy cô, hơi ấm Tết cổ truyền dân tộc được truyền gửi vào ký ức các em nhỏ một cách trọn vẹn, với suy nghĩ đơn giản rằng Tết là sẻ chia, là sum vầy. Dẫu điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng để chương trình chào xuân yêu thương, Tết sum vầy, các thầy cô, các trường nơi miền núi, biên giới rẻo cao này vẫn luôn tỉ mỉ, chu đáo, vượt qua khó khăn để mang đến cho học sinh nơi đây những cảm xúc Tết đặc biệt, đáng nhớ. Trong trang phục đậm đà bản sắc, những em bé vùng cao đã khiến không khí chào đón Tết cổ truyền thêm ấm áp, vui tươi với những tiết mục, điệu khèn, múa...rất ấn tượng. Sân trường sặc sỡ đủ màu sắc, trở thành nơi lưu lại trong các em những điều đẹp đẽ, đáng nhớ về Tết trên quê hương mình, Tết của sẻ chia, giúp đỡ những người khó khăn bên cạnh đề rồi ai cũng có được một cái Tết cổ truyền trọn vẹn, ấm cúng, quây quần bên mâm cơm gia đình.Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Kỳ Sơn Phạm Viết Phúc chia sẻ, học sinh toàn huyện chủ yếu con em người thiểu số, vùng cao khó khăn, cuộc sống các em vẫn còn nhiều gian truân, trắc trở. Nhờ sự hỗ trợ từ địa phương, từ các cấp ngành tỉnh và Trung Ương, cuộc sống người dân ngày càng được cài thiện, học sinh nơi mảnh đất khó nhọc này ngày càng bớt đi những nhọc nhằn hơn. Và cứ trước thềm Tết Nguyên đán của dân tộc, các em lại được sống trọn với ý nghĩa, niềm vui Tết yêu thương ngay tại ngôi trường thân yêu của mình...Nhìn khung cảnh "ăn tết" của các em học sinh vùng núi huyện Kỳ Sơn, ai cũng thấy vui và ý nghĩa. Các em đã có những bữa cơm đầy đủ, ấm cúng hương vị Tết quê hương, được cảm nhận hết những tất bật, niềm vui trước mỗi độ xuân về, trước thềm năm mới...Mâm cơm những ngày nhiệt độ thấp tới 10-12°C, lạnh căm căm nhưng lại khiến các em học sinh vui tươi, hào hứng mà quên đi cái lạnh khắc nghiệt vùa đất trời mỗi dịp này tại miền núi rẻo cao, biên giới. Cô trò không chỉ trải qua những giờ phút tất bật vui tươi cho Tết sum vầy, mà còn có thể lưu dữ lại những kỷ niệm đẹp thông qua những bức ảnh đáng nhớ như thế này.Sau những giờ tất bật sửa soạn đón Tết cùng thầy cô là những tiết mục văn nghệ, nào múa, nào hát bên đống lửa trại...Mong mỏi các em học sinh nơi miền núi vùng sâu vùng xa như huyện Kỳ Sơn sẽ luôn mạnh giỏi, vui tươi và học thật tốt để sau này trở thành những người tốt, đạo đức và thành công, quay về xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Kinhtedothi – Lãnh đạo UBND xã Xuân Hỏa, huyện Nam Đàn (Nghệ An) thông tin, QL46A đoạn chạy qua địa phương trưa nay xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến hai nạn nhân tử vong.
Kinhtedothi - Được đánh giá một trong những hang động kỳ thú, huyền bí, hang Bua trở thành một điểm đến tham quan và cũng là nơi lưu giữ, phát huy những nét văn hóa người vùng cao Nghệ An vô cùng đặc sắc.
Kinhtedothi - Đến hẹn lại lên, cứ mỗi độ xuân về, hoa Anh Đào nơi miền biên xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) lại đua sắc thắm. Cả bản làng như một tấm thảm lụa đẹp đến nao lòng, cảnh sắc hữu tình như tranh thủy mặc.
Phú Thọ: Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025, Phú Thọ quyết định thực hiện thí điểm học 5 ngày/tuần đối với 14 trường THPT và 22 trường THCS trên địa bàn tỉnh.
KInhtedothi - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hải Phòng vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc trên địa bàn về việc thực hiện công tác dạy thêm, học thêm theo quy định của Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.
Kinhtedothi - UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn thành phố, nhằm đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
Kinhtedothi - Sở GD&ĐT Nam Định vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện nghiêm quy định tại Thông tư 29/2024 của Bộ GD&ĐT.