Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngành y tế và “cuộc chiến” hậu Covid-19

Kinhtedothi - Sau 2 năm nỗ lực chống dịch, nước ta đã vượt qua "cú sốc Covid-19", kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, sẵn sàng bước sang trạng thái bình thường mới.

Thế nhưng, khi chưa kịp “thở phào”, chúng ta lại phải đối mặt với “cuộc chiến hậu Covid-19”, gây ảnh hưởng đáng kể tới thể chất và tinh thần của con người.

Hậu Covid-19 tồn tại bao lâu?

GS.TS Nguyễn Văn Kính - Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết, tình trạng hậu Covid-19 thường kéo dài ít nhất 2 tháng và không thể lý giải bằng các chẩn đoán khác; triệu chứng gồm mệt mỏi, khó thở, rối loạn nhận thức và một vài triệu chứng khác ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Thăm khám cho bệnh nhân F0 sau khi đã điều trị khỏi Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Ảnh: Thiện Tâm

Các triệu chứng có thể xuất hiện sau khi người mắc Covid-19 đã hồi phục hoặc tồn tại từ giai đoạn ban đầu. Đáng chú ý, các triệu chứng sẽ nặng hơn sau khi các hoạt động thể lực. Ảnh hưởng của hậu Covid-19 tác động lên tất cả các cơ quan hô hấp, huyết học, tim mạch, thần kinh, nội tiết, tiêu hóa, da liễu (rụng tóc)…

"Hậu Covid-19 không phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh Covid-19 ban đầu và khoảng thời gian của các triệu chứng trong giai đoạn cấp tính. Các bệnh lý này xảy ra ở cả bệnh nhân nhập viện hoặc điều trị tại nhà. Với trẻ em ít có khả năng bị nặng nhưng vẫn có thể bị các bệnh lý hậu Covid-19" - GS.TS Nguyễn Văn Kính nhấn mạnh.

Chia sẻ về vấn đề di chứng hậu Covid-19, PGS.TS Hoàng Bùi Hải - Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) điều trị người bệnh Covid-19, Đại học Y Hà Nội cho biết, tổn thương nặng nhất với bệnh nhân Covid-19 là tổn thương về phổi, hô hấp. Bởi giai đoạn đầu là sự tấn công của virus SARS-CoV-2, giai đoạn sau đó là sự tương tác của cơ thể, tổn thương phổi đòi hỏi phải có nhiều thời gian để hồi phục dần. Đây là tổn thương nguy hiểm nhất đối với bệnh nhân hậu Covid-19, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của người bệnh.

"Những người mắc Covid-19 bị tổn thương phổi lớn hai bên, thậm chí không còn chỗ nào tình trạng phổi lành rất khó qua khỏi. Có trường hợp có thể vẫn huy động được một số vùng phổi đảm bảo đủ chức năng có thể tiếp nhận đủ oxy từ bên ngoài đưa vào cơ thể. Có trường hợp bệnh nhân nặng sau 2 tháng điều trị hồi sức tích cực được về nhà và một số vùng phổi cũng đã lành trở lại, sức khỏe phục hồi được. Đó là điều hy vọng để chúng tôi phục hồi chức năng hô hấp sớm cho bệnh nhân, kể cả vấn đề về tâm lý bệnh nhân" - PGS.TS Hoàng Bùi Hải chia sẻ.

Tránh lạm dụng chỉ định không phù hợp

Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải, với những bệnh nhân bị di chứng tâm lý hậu Covid-19 cần phải có sự kiên trì và thời gian hướng người bệnh suy nghĩ mọi thứ theo hướng tích cực. Đồng thời, người bệnh nên chú trọng việc ăn uống, nghỉ ngơi, rèn luyện sức khỏe phù hợp theo thể trạng. Với người cao tuổi, việc trò chuyện cùng người thân trong gia đình và được người thân động viên, giúp đỡ sẽ làm giảm sự lo lắng, kích thích hoạt động não sau khi khỏi bệnh Covid-19.

Các thành viên trong gia đình nên khuyến khích người đã khỏi bệnh Covid-19 tham gia các hoạt động tinh thần như đọc sách, báo, tham gia bàn luận về tin tức trong ngày... Điều này góp phần cho việc phục hồi sức khỏe.

Theo Bộ Y tế, các triệu chứng hậu Covid-19 rất đa dạng, có đến 203 triệu chứng khác nhau, có thể xuất hiện sau khi đã khôi phục hoặc tồn tại dai dẳng từ đầu hoặc tái phát theo thời gian. Triệu chứng phổ biến nhất bao gồm mệt mỏi, khó thở, đau cơ xương khớp, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, suy giảm nhận thức, rối loạn giấc ngủ, ho, đau ngực...

Liên quan đến việc khám chữa bệnh cho người dân sau mắc Covid-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn yêu cầu các cơ sở y tế thực hiện theo đúng hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế ban hành như: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19, trong đó có hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bệnh Covid-19 sau ra viện, chăm sóc sức khỏe tâm thần; hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus SARS-CoV-2…

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức để người dân hiểu đúng và đầy đủ về các dấu hiệu, triệu chứng hậu Covid-19, thời điểm người dân cần đi khám chữa bệnh phù hợp, tránh để người dân lo lắng, hoang mang quá mức, các sơ sở y tế tránh lạm dụng chỉ định. Bộ Y tế khuyến cáo người dân không sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không được cấp phép lưu hành, các bài thuốc truyền miệng để chữa bệnh...

 

"Đến nay không có bệnh hậu Covid-19 mà là tập hợp các rối loạn hậu Covid-19 do nhiều cơ chế/tổn thương phối hợp. Do đó, việc điều trị phải cá thể hóa theo từng cơ chế bệnh sinh ở mỗi trường hợp, không có phác đồ chung cho tất cả bệnh nhân." - Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư - bác sĩ Nguyễn Trung Cấp

Chớ coi thường hậu Covid-19 ở sản phụ

Chớ coi thường hậu Covid-19 ở sản phụ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cà phê và huyết áp

Cà phê và huyết áp

09 Feb, 06:19 AM

Kinhtedothi - Cà phê đã là một phần trong chế độ ăn uống của con người trong khoảng 1.000 năm. Trong phần lớn thời gian đó, nó đã gây ra nhiều tranh cãi.

Gốm sứ Minh Long và hành trình 55 năm kiến tạo di sản

Gốm sứ Minh Long và hành trình 55 năm kiến tạo di sản

19 Jan, 05:32 AM

Kinhtedothi - 55 năm qua, đối với Minh Long là một hành trình đầy gian truân nhưng cũng đầy cảm hứng. Câu chuyện bắt đầu từ khát vọng đưa tinh hoa văn hóa Việt Nam lên gốm sứ, để vươn ra thế giới…

Tiền số, tiền ảo là cơ hội hay cạm bẫy?

Tiền số, tiền ảo là cơ hội hay cạm bẫy?

18 Jan, 05:31 AM

Kinhtedothi - Theo các thống kê, nhà đầu tư Việt đang kiếm lời tỷ USD từ tiền ảo, tiền số. Tuy nhiên, nhiều đường dây lừa đảo liên quan đến loại sản phẩm này được các cơ quan chức năng Việt Nam phối hợp phát hiện cũng lên tới hàng trăm triệu USD.

Đỗ trọng bổ thận, cường gân cốt

Đỗ trọng bổ thận, cường gân cốt

12 Jan, 05:27 AM

Kinhtedothi - Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv. thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae) vị thuốc này được ghi đầu tiên ở sách Bản kinh. Còn có tên là Mộc miên vì trong vỏ có chất sợi tơ bạc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ