Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngành Giáo dục Đan Phượng truyền cảm hứng, lan tỏa Ngày Pháp luật đến học sinh

Kinhtedothi - Chiều 5/11, Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng tổ chức điểm lễ hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024”.

Phát biểu tại lễ hưởng ứng, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng Nguyễn Quý Liễu cho biết, ngày 9/11 hằng năm đã được Đảng, Nhà nước lựa chọn là "Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam".

Để Ngày Pháp luật năm 2024 tiếp tục được thực hiện sâu rộng, thực chất, hiệu quả, ông Nguyễn Quý Liễu đề nghị các nhà trường đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), đưa việc học tập tìm hiểu pháp luật trở thành hoạt động thường xuyên của mỗi nhà trường.

Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng Nguyễn Quý Liễu phát biểu tại lễ hưởng ứng.

Cùng với đó, các trường phát huy vai trò chủ động, tích cực, tự giác nêu gương của cán bộ đảng viên, giáo viên trong học tập, tìm hiểu pháp luật, đặc biệt là chấp hành pháp luật vì quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân và cộng đồng.

Để từ đó, các trường tạo sức lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật trong đời sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các cơ sở giáo dục. Đây cũng là dịp để các trường xây dựng văn hóa pháp luật gắn với xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; chủ động học tập, tìm hiểu và chấp hành Luật Thủ đô.

“Phiên tòa giả định” do Trung tâm trợ giúp pháp lý Hà Nội phối hợp với phòng Tư pháp huyện Đan Phượng tổ chức.

Song song với đó, các trường đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền PBGDPL; nâng cao hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông, phòng, chống tệ nạn xã hội; xây dựng trường học an toàn, góp phần giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Với phương châm học sinh là trung tâm, các trường cần đa dạng các hình thức tuyên truyền PBGDPL, lựa chọn nội dung kiến thức cơ bản, cần thiết với hình thức tuyên truyền theo hướng ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu nhằm các em nâng cao hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật. Từ đó, dần hình thành ý thức, thói quen sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật cho học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Các em học sinh cùng trải nghiệm “Phiên tòa giả định” với một vụ án có thật đã được các luật sư biên tập về nội dung và thay đổi tên cho nhân vật.

Đặc biệt, các trường phát hiện nhân rộng những mô hình hay cách làm sáng tạo hiệu quả; kịp thời đề xuất các cấp khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, gương người tốt việc tốt trong xây dựng thi hành bảo vệ pháp luật, để những hạt nhân nòng cốt này sẽ lan tỏa giá trị tích cực.

Qua “Phiên tòa giả định”, học sinh hiểu thêm về các quy định của pháp luật.

Kêu gọi hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, cô giáo Đinh Thị Kim Ngân – Hiệu trưởng Trường THCS Tân Hội, huyện Đan Phượng nhấn mạnh, pháp luật không phải là khái niệm xa vời, mà chính là những quy định hiện hữu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống: từ giao thông, giáo dục, lao động cho đến bảo vệ môi trường và quyền con người.

Việc tuân thủ pháp luật không chỉ thể hiện qua những hành động lớn lao mà còn qua những điều nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày như đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, bảo vệ môi trường và đối xử tôn trọng với mọi người xung quanh.

Tại lễ hưởng ứng, 700 học sinh (khối 9 của các trường THCS trong huyện; các trường THPT Đan Phượng, Tân Lập, Hồng Thái, Thọ Xuân, Green City Academy; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện) đã được các chuyên gia, thầy cô giáo truyền cảm hứng, bồi đắp thêm nhiều kiến thức về pháp luật, giúp các em nhận thức rõ hơn trong mỗi hành động tuân thủ pháp luật.

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông - việc làm nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày chính là hành động tuân thủ pháp luật.

Đặc biệt, các em học sinh đã cùng trải nghiệm "Phiên tòa giả định" do Trung tâm trợ giúp pháp lý Hà Nội phối hợp với phòng Tư pháp huyện Đan Phượng tổ chức nhằm phổ biến tuyên truyền, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam cùng ngành GD&ĐT Đan Phượng.

Đa dạng hình thức tuyên truyền pháp luật cho học sinh Thủ đô

Đa dạng hình thức tuyên truyền pháp luật cho học sinh Thủ đô

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Người dân huyện Thường Tín mong mỏi sớm cải tạo đê sông Nhuệ

Người dân huyện Thường Tín mong mỏi sớm cải tạo đê sông Nhuệ

26 Feb, 11:39 AM

Kinhtedothi - Dự án cải tạo nâng cấp đê sông Nhuệ kéo dài 4,931km đi qua 5 xã của huyện Thường Tín đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt có tổng mức đầu tư hơn 107 tỷ đồng triển khai giai đoạn 2023 - 2025. Dự án được thi công là niềm mong mỏi bấy lâu của người dân…

Phú Xuyên xử lý dứt điểm vi phạm đất đai 11 gia đình ở thị trấn

Phú Xuyên xử lý dứt điểm vi phạm đất đai 11 gia đình ở thị trấn

22 Feb, 10:23 AM

Kinhtedothi - Sau 7 năm phát hiện 11 gia đình vi phạm đất đai, xây dựng tại khu ao cá phía Tây đường sắt, Tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên, ngày 20/2/2025, UBND huyện Phú Xuyên quyết liệt vào cuộc chỉ đạo UBND thị trấn Phú Xuyên cùng các cơ quan xử lý dứt điểm vi phạm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ