Kinhtedothi - Moscow kêu gọi London “ngừng phá hoại nền tảng của một trật tự thế giới đa trung tâm” sau tuyên bố của Anh về vị thế của Nga tại Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Đại sứ quán Nga tại Anh. Ảnh: EPA
Theo hãng tin Tass, Đại sứ quán Nga tại London hôm 22/8 chỉ trích Anh “đạo đức giả”, sau khi Bộ Ngoại giao nước này ra tuyên bố chất vấn “quyền đạo đức” của Nga khi tiếp tục ngồi trong Nhóm G20.
Trước đó, hôm 19/8, hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Anh nói rằng Nga không có “quyền đạo đức” để ngồi trong G20 trong khi đang triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
“Chúng tôi coi những tuyên bố như vậy là đạo đức giả, sau khi Anh cùng với các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tự đánh mất uy tín của mình khi tham gia các chiến dịch quân sự bất hợp pháp và hung hăng ở Nam Tư, Iraq, Libya và Syria, cũng như với các nước khác ở Trung Đông và châu Phi” – Tass dẫn tuyên bố của Đại sứ quán Nga đáp trả phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh.
Hãng tin Tass cũng dẫn lời một đại diện của Đại sứ quán Nga kêu gọi chính quyền London “ngừng phá hoại nền tảng của một trật tự thế giới đa trung tâm” đã được thiết lập và củng cố thành công, trong đó G20 là một trong những bộ phận cấu thành, đồng thời thể hiện cách tiếp cận “có trách nhiệm và tôn trọng” đối với các quốc gia và dân tộc khác.
Hôm 18/8, Tổng thống Indonesia Joko Widodo thông báo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại đảo du lịch Bali vào tháng 11 tới, theo Reuters.
Sau khi nổ ra cuộc xung đột tại Ukraine, Mỹ và các đồng minh vận động quyết liệt để loại Nga khỏi diễn đàn này.
Kinhtedothi - Hôm 18/8, Bloomberg dẫn lời Tổng thống Indonesia - nước chủ tịch G20, khẳng định cả hai nhà lãnh đạo đều đã xác nhận với ông thông tin trên.
Kinhtedothi - Trong một động thái ngoại giao đáng chú ý, Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận bước đầu về việc khởi động các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine.
Kinhtedothi - Giới chức châu Âu đã nỗ lực tìm lại vị thế qua việc tổ chức hội nghị khẩn cấp về Ukraine tại Paris, song sự chia rẽ nội bộ và áp lực từ bên ngoài khiến tương lai của lục địa này trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Kinhtedothi – Những động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là trong vấn đề Ukraine và mối quan hệ với Nga, khiến các đồng minh châu Âu lo ngại về tương lai của liên minh xuyên Đại Tây Dương.
Kinhtedothi - Tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã cáo buộc các nhà lãnh đạo châu Âu về việc kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận và không kiểm soát được vấn đề nhập cư.
Kinhtedothi - Từ Gaza đến Greenland, Tổng thống Donald Trump đã thử nghiệm những chiến lược địa chính trị đầy tham vọng. Dù kết quả mang lại là trái ngược nhau, cả hai đều cho thấy cách ông định hình lại quyền lực của Mỹ trên trường quốc tế.