Kinhtedothi - “Lực lượng Vũ trang Nga không nhắm mục tiêu vào các tòa nhà dân cư hoặc cơ sở hạ tầng xã hội. Các cuộc tấn công chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự," theo đại diện Kremlin.
Điện Kremlin hôm 16/1 phủ nhận trách nhiệm liên quan vụ tấn công vào cuối tuần nhằm vào một khu chung cư ở thành phố Dnepr của Ukraine khiến ít nhất 36 người thiệt mạng.
Cụ thể, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Ukraine là bên phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công tòa nhà dân cư ở thành phố Dnipro hôm 14/1 khiến hàng chục người thiệt mạng.
Hiện trường đổ nát của khu chung cư bị tấn công tại Ukraine. Ảnh: Reuters
Ông khẳng định phía Kiev thậm chí đã thừa nhận "thảm kịch này" là kết quả của hành động của các tên lửa phòng không của Ukraine.
"Các lực lượng vũ trang Nga không tấn công các tòa nhà dân cư hoặc cơ sở hạ tầng xã hội, họ tấn công các mục tiêu quân sự," phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên, trước khi đề cập đến "kết luận của một số đại diện phía Ukraine" rằng cuộc không kích có thể do không quân gây ra.
Theo dữ liệu mới nhất từ Cơ quan Khẩn cấp Ukraine, ít nhất 36 người đã thiệt mạng và 75 người khác trong vụ nổ, gây thiệt hại nặng nề cho tòa nhà. Gần 40 người được đưa ra khỏi đống đổ nát, trong khi 34 cư dân vẫn đang chưa được tìm thấy.
Sau vụ việc ở Dnepr, Aleksey Arestovich, cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky, cho biết vụ nổ tại một tòa nhà dân cư đã xảy ra sau khi lực lượng phòng không Ukraine đánh chặn một tên lửa của Nga. “[Tên lửa] đã bị bắn hạ và rõ ràng đã rơi vào tòa nhà [chung cư]. Tuy nhiên tên lửa phát nổ khi đang rơi xuống,” RT dẫn lời ông Arestovich cho biết.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết các cuộc tấn công tên lửa hôm 14/1 nhằm vào hệ thống chỉ huy và kiểm soát của quân đội Ukraine, cũng như các cơ sở hạ tầng năng lượng liên quan.
Kinhtedothi - Trong một động thái ngoại giao đáng chú ý, Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận bước đầu về việc khởi động các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine.
Kinhtedothi - Giới chức châu Âu đã nỗ lực tìm lại vị thế qua việc tổ chức hội nghị khẩn cấp về Ukraine tại Paris, song sự chia rẽ nội bộ và áp lực từ bên ngoài khiến tương lai của lục địa này trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Kinhtedothi – Những động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là trong vấn đề Ukraine và mối quan hệ với Nga, khiến các đồng minh châu Âu lo ngại về tương lai của liên minh xuyên Đại Tây Dương.
Kinhtedothi - Tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã cáo buộc các nhà lãnh đạo châu Âu về việc kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận và không kiểm soát được vấn đề nhập cư.
Kinhtedothi - Từ Gaza đến Greenland, Tổng thống Donald Trump đã thử nghiệm những chiến lược địa chính trị đầy tham vọng. Dù kết quả mang lại là trái ngược nhau, cả hai đều cho thấy cách ông định hình lại quyền lực của Mỹ trên trường quốc tế.