Kinhtedothi - Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 25/9 cảnh báo Mỹ sẽ đáp trả dứt khoát bất kỳ cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân nào của Nga ở Ukraine.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan phát biểu tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 11/9/2022. Ảnh: Reuters
"Nếu Nga vượt qua lằn ranh đỏ, sẽ có những hậu quả thảm khốc xảy ra đối với họ. Mỹ sẽ đáp trả một cách cương quyết" - Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với đài NBC hôm 25/9.
Ông Sullivan không nêu chi tiết cách Mỹ sẽ phản ứng, song nói rằng Washington đã giải thích riêng với Moscow "điều đó chính xác là gì". Đồng thời, ông lưu ý thêm rằng Mỹ thường xuyên liên lạc trực tiếp với Nga, kể cả trong vài ngày qua, để thảo luận về tình hình Ukraine cũng như những hành động và cảnh báo mà Tổng thống Vladimir Putin đưa ra.
Tuyên bố của ông Sullivan là cảnh báo mới nhất Mỹ gửi đến Nga sau khi Tổng thống Putin trong bài phát biểu hôm 21/9 ám chỉ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu sự "toàn vẹn lãnh thổ" đất nước bị xâm phạm. Người đứng đầu Điện Kremlin cũng ban bố lệnh động viên một phần và tuyên bố nước này đang chống lại "toàn bộ cỗ máy quân sự phương Tây" ở Ukraine.
Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc hôm 21/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden cáo buộc người đồng cấp Nga coi thường trách nhiệm không phổ biến vũ khí hạt nhân khi công khai đưa ra "những lời đe dọa hạt nhân chống lại châu Âu".
Kinhtedothi - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 15/9 cho biết ông hiểu rằng Chủ tịch Tập Cận Bình có những lo ngại về tình hình ở Ukraine, nhưng ca ngợi nhà lãnh đạo Trung Quốc vì những lập trường "cân bằng" về cuộc xung đột.
Kinhtedothi - Sáng 21/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố "huy động một phần" quân dự bị của Nga, trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine leo thang kịch tính.
Kinhtedothi - Trong một động thái ngoại giao đáng chú ý, Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận bước đầu về việc khởi động các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine.
Kinhtedothi - Giới chức châu Âu đã nỗ lực tìm lại vị thế qua việc tổ chức hội nghị khẩn cấp về Ukraine tại Paris, song sự chia rẽ nội bộ và áp lực từ bên ngoài khiến tương lai của lục địa này trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Kinhtedothi – Những động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là trong vấn đề Ukraine và mối quan hệ với Nga, khiến các đồng minh châu Âu lo ngại về tương lai của liên minh xuyên Đại Tây Dương.
Kinhtedothi - Tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã cáo buộc các nhà lãnh đạo châu Âu về việc kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận và không kiểm soát được vấn đề nhập cư.
Kinhtedothi - Từ Gaza đến Greenland, Tổng thống Donald Trump đã thử nghiệm những chiến lược địa chính trị đầy tham vọng. Dù kết quả mang lại là trái ngược nhau, cả hai đều cho thấy cách ông định hình lại quyền lực của Mỹ trên trường quốc tế.