Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Một năm thành công thu hút FDI

Kinhtedothi- Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng còn nhiều khó khăn, hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là điểm sáng đáng chú ý.

Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút FDI toàn cầu

Thu hút FDI vào Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng, 11 tháng năm 2023, tổng số vốn 28,85 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này là nhờ môi trường đầu tư được giữ vững ổn định và hấp dẫn, cũng như việc nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược với nhiều quốc gia kỳ vọng mở ra làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam.

Việt Nam được các tổ chức đánh giá tiếp tục đi đầu trong việc thu hút FDI chất lượng. Ảnh minh hoạ

Đầu năm 2023, hơn 200 doanh nghiệp Hà Lan đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội kinh doanh thông qua 30 hội thảo xúc tiến đầu tư. Trung tuần tháng 6, trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc sang Việt Nam, hơn 200 doanh nghiệp hàng đầu như Samsung, LG, SK, Hyundai Motor, Lotte…đã tiếp cận thị trường. Sự kiện Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm Việt Nam vào ngày 10/9 với đoàn doanh nghiệp công nghệ tháp tùng có thương hiệu nổi tiếng, đầy tiềm lực tài chính như Intel, Marvell… để tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Tổng Giám đốc và Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital Don Lam cho biết, trong số trên 150 nhà đầu tư đến tham dự Hội nghị Nhà đầu tư 2023 tại TP Hồ Chí Minh, lượng khách tham dự tăng mạnh cho thấy Việt Nam đang là một điểm đến đầu tư hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Việt Nam hiện được xem là điểm sáng trên bản đồ thu hút FDI. Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược. Trong đó có mục tiêu tổng quát là thu hút các dự án FDI sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; nâng cao hiệu quả, chất lượng toàn diện trong công tác thu hút, sử dụng vốn đầu tư FDI.

Không chỉ các chuyên gia, mà những định chế quốc tế hàng đầu cũng bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng thu hút FDI của Việt Nam. Theo đánh giá của HSBC, bất chấp những thách thức thương mại diễn ra gay gắt, Việt Nam vẫn tiếp tục đi đầu trong việc thu hút FDI chất lượng.

Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới năm 2023, công bố hồi tháng 4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận xét: “Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất ở châu Á, với nhiều lợi thế, bao gồm lực lượng lao động trẻ, dồi dào và giá cả cạnh tranh, chính trị ổn định, và môi trường pháp lý minh bạch”.

Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận xét: “Việt Nam cũng đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp nước ngoài".

Điểm đến của hầu hết “đại bàng”

Trong làn sóng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam những năm gần đây, có rất nhiều “đại bàng” đến lót ổ, như Toyota, Honda, Canon, Panasonic, Sony, (Nhật Bản); Samsung, LG, Lotte, Hyundai, Daewoo (Hàn Quốc); Singtel, Sembcorp, Ascendas, Frasers Property (Singapore); Huawei, Xiaomi, Alibaba, Tencent (Trung Quốc); Foxconn, Formosa, Pegatron (Đài Loan). Walmart, Starbucks, McDonald's, với chuỗi siêu thị, cửa hàng cà phê và cửa hàng thức ăn nhanh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước; Cargill, Archer Daniels Midland, với nhiều dự án nông nghiệp, thủy sản…

Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới, cung cấp linh kiện cho các sản phẩm của Apple như iPhone, iPad, MacBook... hiện có 6 nhà máy sản xuất tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,3 tỷ USD. Hay Pegatron, nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn thứ hai thế giới, cung cấp linh kiện cho các sản phẩm của Apple như iPhone, iPad... Mới đây, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án của Công ty Inventec Technology Việt Nam (Đài Loan-Trung Quốc), chuyên sản xuất điện thoại thông minh, máy chủ, thiết bị ngoại vi, bảng mạch điện tử… với tổng mức đầu tư 125 triệu USD.

Đã xuất hiện một số động thái, chỉ dấu cho thấy hoạt động FDI sẽ trở nên sôi động, gia tăng về lượng và đặc biệt là có sự cải thiện mạnh mẽ về chất trong thời gian tới.

Tập đoàn AEON cũng xác định, Việt Nam là thị trường tiềm năng trọng điểm với tốc độ phát triển nhanh; Apple đã lên kế hoạch mở một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D). Trung tâm này sẽ tập trung các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML), và thiết kế phần mềm. Trung tâm R&D của Apple dự kiến đặt tại Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh, sẽ tuyển dụng khoảng 1.000 nhân viên trong 5 năm tới; Google cũng đang có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Công ty đang tìm kiếm địa điểm để xây dựng một trung tâm dữ liệu mới, dự kiến đặt tại Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh.

Qua khảo sát sơ bộ, nhà đầu tư nước ngoài đang đặc biệt quan tâm đến câu chuyện chuyển đổi xanh và tiềm năng của lĩnh vực tiêu dùng ở Việt Nam, đặc biệt là ngành bán dẫn, chip. Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam hút thêm dòng vốn trung dài hạn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững trong thời gian tới.

Theo thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương,  các lợi thế như Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đạt kết quả tăng trưởng tích cực trong bối cảnh khó khăn; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện.

Không chỉ vốn FDI đăng ký, lượng vốn được giải ngân liện tục tăng, thể hiện sự tin tưởng mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư của Việt Nam. Số liệu của Tổng Cục Thống kê, các nhà đầu tư nước ngoài quy  mô vừa và nhỏ tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam và đưa ra các quyết định đầu tư mới. Trong khi các tập đoàn lớn hiện đang cẩn trọng, xem xét kỹ việc tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực từ năm 2024.

Tại hội nghị với các nhà đầu tư nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng chia sẻ thông điệp rất rõ ràng, đó là tiếp tục hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ hơn nữa để giải quyết những vướng mắc, khó khăn của các nhà đầu tư. Tiếp tục củng cố và tăng cường niềm tin của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư, kinh doanh, chính sách của chính phủ, đó chính là động lực cơ bản nhất để thúc đẩy hơn nữa hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.

Hà Nội: Thu hút FDI và dấu ấn hạ tầng

Hà Nội: Thu hút FDI và dấu ấn hạ tầng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh lãi suất huy động

Các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh lãi suất huy động

26 Feb, 11:40 AM

Kinhtedothi - Sau chỉ đạo của Thủ tướng và NHNN, hàng loạt ngân hàng giảm mạnh lãi suất huy động. NHNN cho biết, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc công bố lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.

Nỗ lực giữ ổn định lãi suất

Nỗ lực giữ ổn định lãi suất

26 Feb, 11:39 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh nợ xấu tăng, đồng USD vẫn giữ giá cao trên thị trường, bài toán đặt ra là các ngân hàng giảm lãi suất gắn với việc giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý, chia sẻ lợi nhuận.

Lãi suất cho vay mua nhà giảm, người dân vẫn e dè

Lãi suất cho vay mua nhà giảm, người dân vẫn e dè

25 Feb, 02:18 PM

Kinhtedothi- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại nghiên cứu, tiếp tục có các gói tín dụng ưu đãi cho cả cung và cầu để phát triển nhà ở cho người trẻ từ 35 tuổi trở xuống.

Tin tức kinh tế 21/2: giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

Tin tức kinh tế 21/2: giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

21 Feb, 07:44 PM

Kinhtedothi – Giá vàng quay đầu giảm, nhẫn tròn trơn đắt hơn vàng miếng; giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%; Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên lãi tiền gửi tiết kiệm… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 21/2.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ