Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mối tình của bố

Kinhtedothi - Nghe tin bố lấy vợ, chị mấy đêm không ngủ được. Tuy nhiên, chị không vội lên tiếng và không có ý định khuyên can bố mình điều gì cả…

Bố chị năm nay đã hơn 70 tuổi. Sau khi mẹ chị mất, ông ở một mình đã mấy năm. Ông gọi điện cho các con (đều đi làm xa và đã có gia đình riêng) cũng chưa bao giờ nói rằng mình buồn bã và cảm thấy cô đơn như thế nào. Khi trao đổi điện thoại với chị, ông vẫn thường nói ông tự lo cho mình được mọi người yên tâm. Ông còn nói, từ ngày mẹ chị mất, ông thường tự làm cơm ăn và phát hiện rằng mình nấu ăn cũng không đến nỗi nào.

Ông tự an ủi mình như vậy, bởi ông vốn là “cán bộ nhà nước” làm việc ở thành phố thuộc tỉnh, ngày cuối tuần mới về nhà. Ở cơ quan, ông ăn cơm nhà bếp tập thể. Về nhà, ông được bà chiều chuộng nấu những món ông thích. Tóm lại suốt quãng thời gian đi làm ăn lương, ông gần như không hề phải xuống bếp nấu ăn. Do vậy, giờ ông có lý do để khoe mình tự nấu ăn.
Vài năm sau khi mẹ chị mất, chị những tưởng cuộc sống của người bố mình không có gì thay đổi. Đùng một cái, ông báo là ông sắp cưới vợ: “Đứa nào thu xếp được công việc về dự đám cưới thì về, không thì thôi vì đám cưới thực ra là buổi liên hoan nho nhỏ giữa người thân hai gia đình”.

Các anh chị em của chị ai cũng phản đối chuyện bố cưới vợ. Họ cho rằng, bố đã già rồi còn “đèo bồng” làm gì; bố làm như vậy thì xấu mặt con cháu, ai đời già rồi còn yêu với đương.

Chị biết, qua trao đổi, mọi người còn sợ rằng, bố chị cưới vợ (bà thua ông dăm tuổi, còn khỏe mạnh) rồi sau này sẽ cho vợ mới hết nhà cửa, ruộng đất, thứ lẽ ra chia cho con cháu.

Ông cũng nắm được tâm tư của con mình và nói: “Thế đứa nào vê quê đi, ở với tôi đi. Tôi sẽ cho người đó nhà cửa nhé”.

Mấy đứa con phản đối yếu ớt rồi cũng kệ chuyện bố mình đi lấy vợ. Họ cũng biết rằng đó là quyền của ông. Hơn nữa, giờ ông ở nhà một mình lỡ ốm đau thì trông cậy vào ai? Người ta cũng nói: “Con chăm cha không bằng bà chăm ông”.

Tìm hiểu thêm, chị mới biết, “vợ mới” của bố không hẳn là xa lạ với gia đình mình. Trước hết, bà là người cùng làng. Bà cũng thỉnh thoảng sang nhà chị chơi và nói chuyện với bố mẹ chị. Bà cũng ở một mình từ lâu vì chồng bà mất khi bà còn khá trẻ. Tìm hiểu kỹ hơn, chị mới biết, hồi bố chị đi bộ đội về làng, người đầu tiên ông “để ý” lại là bà. Bà lúc đó cũng thích ông. Tuy nhiên, do gia đình bà đã hứa gả bà cho một thanh niên khác nên chuyện không thành. Rồi ông đi học nghề, làm cán bộ, lấy vợ… Ông và bà sau đó coi như là người làng quen biết nhau, không nhắc nhở gì chuyện cũ.
Nay mẹ chị mất cũng đã hết khó, ông nghĩ đến chuyện lấy vợ và nhớ đến bà. Sau này, ông có kể với chị ông nhớ đến bà ấy như một lẽ tự nhiên: “Không hiểu sao người đầu tiên tôi nghĩ đến sẽ đưa về nhà là bà ấy, dù mấy chục năm trời không hề nhớ gì đến chuyện cũ”.

Bà vợ mới của ông người nhỏ nhắn, xinh xắn. Đặc biệt, bà có khuôn mặt phúc hậu và tính tình hiền lành, chất phác. Gặp chị, bà nói: “Chị đừng nghĩ tôi có ý lợi dụng gì mà tội nghiệp. Tôi phải cưới ông ấy vì không thể tự dưng về ở chung nhà. Tôi không màng gì tài sản của ông ấy đâu. Con cái tôi đều khá giả, nhà cửa đàng hoàng, còn tôi thì chết đi rồi có mang theo được đâu?”. Lúc này, chị cũng không tiện hỏi là nguyên nhân chính khiến bà sang ở chung nhà với bố mình, có phải vì bà vẫn còn vương vấn, thương ông không.

Từ ngày bà về, bố chị như trẻ ra. Ông không còn “ăn uống thất thường” như chính ông thú nhận với chị. Ông cũng mạnh dạn đi chơi hàng xóm láng giềng chứ không vì buồn bã mà chẳng muốn đi đâu.

Một lần về thăm bố ốm nặng đang nằm viện, chị thấy cảnh bà đang bón cháo cho ông. Khi chị bước vào chào họ và thấy bố mình nở nụ cười: “Bố sắp khỏe rồi con ạ. Con về làm gì cho vất vả, đường sá xa xôi. Ở nhà đã có bà ấy chăm sóc cho bố rồi, con yên tâm”.

Chị lúc này không còn ghen thay cho mẹ mình nữa. Chị cũng có cảm giác như mẹ mình gửi gắm bố mình cho bà ấy. Chị lần đầu buột miệng gọi bà ấy là “mẹ”: “Con cảm ơn mẹ”…! 

Lòng bao dung

Lòng bao dung

Ngôi nhà của mẹ

Ngôi nhà của mẹ

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cà phê và huyết áp

Cà phê và huyết áp

09 Feb, 06:19 AM

Kinhtedothi - Cà phê đã là một phần trong chế độ ăn uống của con người trong khoảng 1.000 năm. Trong phần lớn thời gian đó, nó đã gây ra nhiều tranh cãi.

Gốm sứ Minh Long và hành trình 55 năm kiến tạo di sản

Gốm sứ Minh Long và hành trình 55 năm kiến tạo di sản

19 Jan, 05:32 AM

Kinhtedothi - 55 năm qua, đối với Minh Long là một hành trình đầy gian truân nhưng cũng đầy cảm hứng. Câu chuyện bắt đầu từ khát vọng đưa tinh hoa văn hóa Việt Nam lên gốm sứ, để vươn ra thế giới…

Tiền số, tiền ảo là cơ hội hay cạm bẫy?

Tiền số, tiền ảo là cơ hội hay cạm bẫy?

18 Jan, 05:31 AM

Kinhtedothi - Theo các thống kê, nhà đầu tư Việt đang kiếm lời tỷ USD từ tiền ảo, tiền số. Tuy nhiên, nhiều đường dây lừa đảo liên quan đến loại sản phẩm này được các cơ quan chức năng Việt Nam phối hợp phát hiện cũng lên tới hàng trăm triệu USD.

Đỗ trọng bổ thận, cường gân cốt

Đỗ trọng bổ thận, cường gân cốt

12 Jan, 05:27 AM

Kinhtedothi - Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv. thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae) vị thuốc này được ghi đầu tiên ở sách Bản kinh. Còn có tên là Mộc miên vì trong vỏ có chất sợi tơ bạc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ