Kinhtedothi - Ngày 16/2, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông tin, thời gian gần đây, bệnh viện liên tiếp nhận được phản ánh của Nhân dân, người bệnh về tình trạng một số đối tượng với nhiều thủ đoạn tinh vi mạo danh bệnh viện nhằm lừa đảo người bệnh và người nhà người bệnh để trục lợi.
Theo đó, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng ngày càng tinh vi hơn. Không chỉ mạo danh, sử dụng những danh xưng lập lờ liên quan đến bệnh viện, một loạt trang fanpage giả mạo vừa được lập ra đã ngang nhiên sao chép và đăng tải lại các bài đăng, logo, ảnh bìa trang fanpage chính thức của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Thậm chí, các trang giả mạo này còn cắt ghép hình ảnh, video về bệnh viện trên các kênh thông tin đại chúng và lồng tiếng quảng cáo cho sản phẩm, hòng tạo niềm tin và lôi kéo người theo dõi trang, từ đó tổ chức kinh doanh các mặt hàng thuốc trái phép.
Không chỉ mạo danh, sử dụng những danh xưng lập lờ liên quan đến bệnh viện, nhiều trang fanpage giả mạo vừa được lập ra đã ngang nhiên sao chép và đăng tải lại các bài đăng, logo, ảnh bìa trang fanpage chính thức của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Đặc biệt, một số đối tượng còn có hành vi chèo kéo, mời chào khách hàng là người bệnh, người nhà người bệnh đi khám tại bệnh viện ngay tại phòng khám thuộc khu khám bệnh của bệnh viện. Theo chân một đối tượng giả danh nhân viên bệnh viện, bệnh viện phát hiện đối tượng này có hành vi chèo kéo khách hàng, lợi dụng lòng tin của người bệnh để bán thuốc (như thuốc đông y, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ…) thậm chí có đối tượng còn giả danh quen một số bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giới thiệu khách hàng đến các phòng khám để trục lợi bất chính.
Trước thực trạng đó, bệnh viện khuyến cáo với người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, tỉnh táo hơn để không bị kẻ xấu lừa đảo, dẫn tới “tiền mất tật mang”. Câu chuyện mạo danh “Bệnh viện 108”, “bác sĩ viện 108” và các chuyên ngành của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 không còn xa lạ, đã xuất hiện từ lâu như chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, cơ xương khớp, nội tiết… Nhưng gần đây, các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn tinh vi ngay tại khuôn viên của bệnh viện.
Vì vậy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông báo, bệnh viện không cung cấp, liên kết kinh doanh bất kỳ sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nào bằng hình thức trực tuyến (online). Bệnh viện chỉ bán thuốc khi có đơn của bác sĩ tại các nhà thuốc của bệnh viện trong khuôn viên.
Kinhtedothi - Trong bối cảnh bệnh cúm mùa đang có diễn biến phức tạp và số ca mắc ngày càng gia tăng, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân chủ động biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
Kinhtedothi - Ngày 17/2, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã trực tiếp kiểm tra, giám sát công tác tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi tại trạm y tế phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng.
Kinhtedothi - Sáng 17/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tuần qua, toàn TP ghi nhận 114 trường hợp mắc sởi; tương đương so với tuần trước. Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 441 trường hợp tại 30/30 quận, huyện, thị xã, tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Kinhtedothi - Cứ mỗi dịp đầu Xuân năm mới, lễ hội Xuân hồng lại "bội thu" với hàng nghìn đơn vị máu được hiến tặng. Để hái được “trái ngọt” đó phải kể đến công sức không nhỏ của các y bác sĩ, tình nguyện viên (TNV) cùng trái tim nhiệt huyết của hàng nghìn người dân.
Kinhtedothi - Ngày 13/2, Sở Y tế Hà Nội có Công văn số 578/SYT-NVD gửi các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB); phòng y tế, trung tâm y tế; các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn Hà Nội về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị bệnh cúm.